Cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm đơn giản, thơm ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng

Đóng góp bởi: Nguyễn Thị Ngọc Thanh
Cập nhật 24/10
23649 lượt xem

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng bằng các món ăn dặm từ đậu lăng sẽ giúp bé phát triển tốt và thông minh. Bài viết sau đây, chuyên mục chăm sóc bé 0 - 3 tuổi sẽ gợi ý một số công thức ăn dặm từ đậu lăng, mẹ thử làm cho bé yêu nhé!

1Bé mấy tháng có thể ăn được đậu lăng? 

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bé từ 8 tháng tuổi có thể ăn được đậu lăng vì lúc này các chức năng hệ tiêu hóa của bé đã dần được hoàn thiện và phát triển. Do đó, mẹ có có bổ sung loại thực phẩm này vào thực ăn dặm cho bé 8 tháng. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải cho bé ăn các món ăn dặm từ đậu lăng ở dạng nghiền nhuyễn và lỏng.

2Ăn dặm đậu lăng mang lại lợi ích cho bé? 

Trong 100g đậu lăng nấu chín có chứa 9.02g protein, 20.1g carbohydrate, 7.9g chất xơ, 180mg phốt pho, kali 369mg cùng với các khoáng chất khác như canxi, sắt, kẽm, selen, vitamin C, vitamin nhóm B.

Đậu lăng cung cấp protein thực vật, giúp xây dựng cơ bắp và duy trì cảm giác no. Chất xơ trong đậu lăng hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng. Phốt pho và canxi tốt cho xương, trong khi sắt và kẽm giúp cải thiện hệ miễn dịch. Tóm lại, đậu lăng là thực phẩm dinh dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.

3Các món ăn dặm từ đậu lăng mẹ có thể nấu cho bé

3.1 Cháo đậu lăng đỏ với ức gà 

Công thức này áp dụng cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên.

Cháo đậu lăng đỏ với ức gà cung cấp protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất như sắt, kali, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Món ăn này còn hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho bé hoạt động hàng ngày.

Hình minh họa cháo đậu lăng đỏ ức gà

Hình minh họa cháo đậu lăng đỏ ức gà

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 1 muỗng cơm
  • Thịt ức gà: 30g
  • Đậu lăng đỏ: 10g
  • Cà rốt: 20g
  • Hành tím băm nhỏ: 1 củ
  • Dầu ăn dặm: 2 muỗng cà phê

Cách làm:

  • Đậu lăng rửa sạch, ức gà sơ chế sạch và cắt miếng nhỏ, cà rốt cắt hạt lựu. 
  • Cho dầu ăn dặm vào chảo rồi làm nóng, cho hành tím vào phi thơm.
  • Cho gà và cà rốt vào xào đến khi chín.
  • Vo sạch gạo, sau đó cho đậu lăng và gạo cùng với 150ml nước vào nồi, nấu với lửa vừa đến khi chín.
  • Khi gạo và đậu lăng chín thì cho gà và cà rốt vào rồi khuấy đều, nấu thêm 2 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Nếu bé mới tập ăn dặm thì mẹ nhớ xay nhuyễn trước khi cho bé ăn.

3.2 Súp đậu lăng đỏ thịt heo bí đỏ

Công thức này áp dụng cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên.

Súp đậu lăng đỏ thịt heo bí đỏ là món ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp protein từ thịt heo, chất xơ từ đậu lăng và vitamin A từ bí đỏ. Món súp này không chỉ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tiêu hóa, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện và duy trì năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.

Hình minh họa súp đậu lăng thịt heo bí đỏ

Hình minh họa súp đậu lăng thịt heo bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Thịt heo xay: 30g
  • Đậu lăng đỏ: 20g
  • Bí đỏ: 20g (1 khúc nhỏ)
  • Hành tím băm nhuyễn: 1 củ
  • Dầu oliu: 2 muỗng cà phê

Cách làm:

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành lát mỏng.
  • Rửa sạch đậu lăng, cho bí đỏ và đậu lăng vào nồi nấu nhừ. 
  • Cho dầu oliu vào chảo đun nóng, phi thơm hành tím.
  • Thêm 1 ít nước lọc vào chén thịt heo rồi khuấy đều (để lúc xào không bị vón cục), sau đó cho vào chảo xào đến khi chín.
  • Khi đậu lăng và bí đỏ chín thì cho thịt vào khuấy đều, nấu thêm 2 phút nữa rồi tắt.
  • Mẹ xay nhuyễn hỗn hợp đậu lăng rồi cho ra bát là bé có thể thưởng thức.
Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ cách nấu súp thịt heo cho bé đầy đủ dinh dưỡng

3.3 Súp đậu lăng cá hồi khoai tây cà rốt

Công thức này áp dụng cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên.

Súp đậu lăng rau củ gồm có khoai tây, cà rốt và khoai lang là món ăn bổ dưỡng, giàu chất xơ và vitamin. Đậu lăng cung cấp protein, trong khi khoai tây, cà rốt và khoai lang mang lại carbohydrate và các vitamin thiết yếu, giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và tăng cường năng lượng cho trẻ.

Hình minh họa súp đậu lăng cá hồi rau củ

Hình minh họa súp đậu lăng cá hồi khoai tây cà rốt

Nguyên liệu:

  • Cá hồi: 30g
  • Đậu lăng: 20g
  • Khoai tây: 1/2 củ
  • Cà rốt: 1/3 củ
  • Hành tây: 1/4 củ
  • Dầu ăn dặm: 2 muỗng cà phê

Cách làm:

  • Rửa sạch cá hồi rồi mang đi hấp chín, sau đó dằm nhuyễn thịt cá.
  • Gọt vỏ khoai tây, cà rốt, hành tây, rửa sạch, cắt hạt lựu.
  • Đậu lăng rửa sạch.
  • Cho dầu ăn dặm vào chảo rồi đun nóng, cho hành tây vào xào cho thơm.
  • Cho khoai tây, cà rốt và đậu lăng cùng với nước vào hầm nhừ.
  • Khi hỗn hợp đậu lăng chín nhừ thì mẹ mang đi xay nhuyễn rồi cho ra bát.
  • Cho thịt cá hồi vào khuấy đều là bé có thể thưởng thức.

3.4 Đậu hũ non từ đậu lăng đỏ

Công thức này áp dụng cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên.

Đậu hũ non từ đậu lăng đỏ là một nguồn thực phẩm giàu protein và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe. Món ăn này không chỉ cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết mà còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Nguyên liệu:

  • Đậu lăng đỏ: 40g
  • Nước lọc: 100ml

Cách làm:

  • Rửa sạch đậu lăng đỏ, sau đó cho vào máy xay, cho 100ml nước vào xay nhuyễn.
  • Lọc qua rây, bỏ phần bã, vớt sạch bọt.
  • Cho phần nước vào chảo, đun với lửa vừa đến khi hỗn hợp đặc sệt thì tắt bếp.
  • Cho vào khuôn rồi để trong tủ mát đến khi hỗn hợp đông lại thành đậu hũ non là xong.

Video hướng dẫn làm đậu hũ non từ đậu lăng đỏ. Nguồn: Mẹ Sắn

3.5 Bánh pancake yến mạch đậu lăng đỏ

Công thức này áp dụng cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên.

Bánh pancake yến mạch đậu lăng đỏ là món ăn dinh dưỡng, cung cấp protein từ đậu lăng đỏ và carbohydrate từ yến mạch. Món bánh này không chỉ giúp trẻ có năng lượng cho ngày mới mà còn hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe nhờ vào chất xơ và vitamin có trong các nguyên liệu.

Nguyên liệu: 

  • 50gr bột yến mạch
  • 20gr đậu lăng
  • 2 quả chà là

Cách làm:

  • Rửa sạch đậu lăng, sau đó mang đi luộc chín nhừ.
  • Ngâm yến mạch với 100ml nước khoảng 10 phút.
  • Tách hạt quả chà là, sau đó xay quả chà là cùng với hỗn hợp yến mạch sau đó rây qua lọc.
  • Khi đậu lăng chín nhừ thì vớt ra rồi dằm nhuyễn, trộn với hỗn hợp yến mạch thật đều.
  • Đun nóng chảo với lửa vừa, cho 1 muỗng canh hỗn hợp yến mạch đậu lăng vào chảo.
  • Khi thấy mặt bánh vừa nổi bong bóng li ti, mẹ trở mặt bánh, chờ khoảng 30 giây là bánh chín.

Video hướng dẫn làm bánh pancake yến mạch đậu lăng. Nguồn: Ăn Dặm 3in1 - Ăn Dặm Từ Trái Tim

3.6 Bánh đậu lăng với rau củ ăn dặm

Công thức này áp dụng cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên.

Bánh đậu lăng với khoai lang và cà rốt là món ăn dinh dưỡng, cung cấp protein từ đậu lăng và vitamin cùng chất xơ từ khoai lang và cà rốt. Món bánh này không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn hỗ trợ tiêu hóa cho bé.

Nguyên liệu:

  • Đậu lăng đỏ: 20g
  • Khoai lang: 20g
  • Cà rốt: 20g
  • Rau hẹ: 2 thìa cắt nhỏ
  • Bánh mì nguyên cám: 2 lát
  • Tỏi: 1 tép
  • Dầu oliu cho bé: 2 muỗng cà phê

Cách nấu:

  • Khoai lang, cà rốt rửa sạch và cắt hạt lựu.
  • Để món bánh rau củ cho bé với đậu lăng có hương vị hấp dẫn, mẹ phi tỏi thật thơm rồi cho phần khoai lang, cà rốt đã thái vào trước, tiếp đó mới cho đậu lăng vào.
  • Sau khi đảo đều mẹ cho thêm khoảng 100ml nước ninh tầm 10 - 15 phút. Khi chín thì vớt ra xay mịn.
  • Bánh mì xay nhỏ rồi trộn đều với hỗn hợp vừa xay và thêm lá hẹ.
  • Cuối cùng, rán bánh vàng đều hai mặt là đã có những chiếc bánh thơm ngon rồi.

3.7 Súp đậu lăng đỏ cà chua

Công thức này áp dụng cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên.

Súp đậu lăng đỏ cà chua là món ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp protein từ đậu lăng và vitamin C từ cà chua. Món súp này không chỉ hỗ trợ hệ miễn dịch mà còn giúp cải thiện tiêu hóa, mang lại hương vị thơm ngon và sức khỏe cho trẻ.

Hình minh họa súp đậu lăng đỏ cà chua

Hình minh họa súp đậu lăng đỏ cà chua

Nguyên liệu:

  • Đậu lăng đỏ: 30g
  • Cà chua: 1 quả
  • Hành tỏi băm nhuyễn: 1 củ

Cách làm:

  • Ngâm đậu lăng trong nước, sau đó vớt ra ninh nhừ.
  • Cà chua bỏ vỏ, thái miếng nhỏ rồi xào cùng hành tỏi đã phi thơm.
  • Cho hỗn hợp cà chua vừa xào vào nồi đậu lăng đỏ, đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp. 
  • Sau đó xay nhuyễn là bé có thể thưởng thức.

Xem thêm:

Bài viết đã cung cấp cho mẹ những công thức chế biến món ăn dặm từ đậu lăng thơm ngon và bổ dưỡng. Hy vọng những lời chia sẻ của AVAKids sẽ giúp mẹ chăm sóc bé 0 - 1 tuổi tại nhà tốt hơn.

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi