Sa tử cung sau sinh nếu không được điều trị kịp có thể để lại nhiều biến chứng hậu sản. Các mẹ bỉm hãy cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tham khảo bài viết dưới đây để bảo vệ sức cho khỏe bản thân sau sinh tốt nhất nhé!
1Sa tử cung sau sinh là gì?
Hiện tượng sa tử cung sau sinh hay còn được gọi với cái tên khác là sa dạ con, sa thành âm đạo hoặc sa sinh dục. Tình trạng này được hiểu là thành tử cung tụt xuống vào ống âm đạo hoặc lộ ra bên ngoài âm đạo, thường gặp ở phụ nữ sau sinh.
Sa thành tử cung sau sinh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống khiến các mẹ bỉm sữa cảm thấy khó chịu, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau nếu bệnh chuyển biến nặng. Do đó, các mẹ cần kịp thời phát hiện và điều trị sớm.
Nhiều mẹ bỉm bị sa thành tử cung sau sinh
2Những giai đoạn của bệnh sa tử cung sau sinh
Sa thành tử cung sau sinh sẽ được phân loại thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 0: Không có vấn đề gì bất thường, cơ quan vùng chậu vẫn được hỗ trợ tốt.
- Giai đoạn 1: Cơ quan vùng chậu bắt đầu sa xuống vào âm đạo.
- Giai đoạn 2: Cơ quan vùng chậu sa xuống vào bên trong lỗ âm đạo.
- Giai đoạn 3: Cơ quan vùng chậu bắt đầu phình ra ngoài cửa âm đạo.
- Giai đoạn 4: Tử cung nằm ra ngoài âm đạo, do không có cơ quan nào nâng đỡ nữa.
3Sa tử cung có nguy hiểm không?
Sa tử cung là bệnh lý hậu sản sau sinh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho các mẹ bỉm. Nếu sa tử cung sau sinh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:
- Loét âm đạo: Biến chứng này thường gặp ở những mẹ bỉm bị sa tử cung ở giai đoạn 4. Tử cung bị sa ra bên ngoài âm đạo sẽ dễ cọ sát với quần, nếu không được điều trị sẽ gây nhiễm trùng và lở loét.
- Các cơ quan khác bị sa xuống: Tử cung bị sa, đồng thời khiến cho các cơ quan khác của vùng chậu như: ống dẫn trứng, bàn quang, buồng trứng cũng bị kéo xuống.
Sa dạ con có thể bị loét âm đạo
4Nguyên nhân dẫn đến sa tử cung sau sinh
Có rất nhiều lý do dẫn đến các mẹ bỉm sau sinh gặp phải tình trạng sa tử cung sau sinh, trong đó sẽ bao gồm một số nguyên nhân chính sau:
- Mẹ mang thai đôi, mang đa thai hoặc thai nhi quá lớn.
- Quá trình sinh thường, sinh mổ diễn ra khá phức tạp.
- Mất mô và cơ quan vùng sàn chậu.
- Mắc bệnh ho mãn tính dẫn đến tăng áp lực ở bụng.
- Mẹ béo phì hoặc thừa cân tạo áp lực cho các cơ xương chậu.
- Phẫu thuật nhiều vào vùng xương chậu làm suy yếu mô ở khung chậu.
- Nâng tạ hoặc làm các công việc nặng quá sức, tạo áp lực trong ổ bụng.
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung như: cổ và eo tử cung có kích thước bất thường hoặc tử cung 2 buồng.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, mẹ bầu bị táo bón khi mang thai làm tăng áp lực trong ổ bụng.
5Dấu hiệu của sa tử cung sau sinh
Thông thường, sa tử cung chỉ phát hiện khi mẹ bỉm đi khám phụ khoa định kỳ. Tuy nhiên, sẽ có một số dấu hiệu nhận biết để các mẹ bỉm có thể phát hiện bệnh tình và nhanh chóng điều trị, bao gồm:
- Có cảm giác đầy đụng, nặng nề hoặc phình vùng xương chậu.
- Khi đi tiểu tiện và đại tiện sẽ gặp khó khăn.
- Mẹ bỉm sẽ cảm thấy có thứ gì đó như muốn rơi ra từ âm đạo.
- Bị đau khi quan hệ tình dục sau sinh và có thể chảy máu.
- Đau thắt lưng và khó chịu khi đi bộ.
- Bị táo bón mãn tính.
Có thể bạn quan tâm: Tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới chứng trầm cảm sau sinh:
Cơn đau sau sinhMẹ bỉm bị đau thắt lưng và khó chịu ở bụng
6Cách điều trị hiện tượng sa tử cung sau sinh
Sa thành tử cung có thể điều trị bằng vật lý trị liệu hoặc tập luyện thể chất khi ở mức độ bệnh nhẹ. Còn nếu trường hợp sa tử cung sau sinh đã tiến triển nặng thì cần phẫu thuật để điều trị.
Cách điều trị sa thành tử cung không phẫu thuật
- Hạn chế nâng các vật nặng
- Duy trì cân nặng phù hợp, nếu thừa cân nên giảm cân sau sinh.
- Đặt vòng nâng tử cung qua đường âm đạo.
- Tập luyện các bài tập Kegel tăng cường sức mạnh cơ vùng chậu.
- Sử dụng liệu pháp estrogen âm đạo.
Tập bài tập Kegel giúp cải thiện tình trạng sa dạ con sau sinh
Cách điều trị sa tử cung sau sinh bằng phẫu thuật
- Cắt bỏ tử cung: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, có kế hoạch sinh con trong tương lai hay không và một số cân nhắc khác trước khi thực hiện hình thức điều trị này.
- Treo tử cung: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật và đưa tử cung về vị trí ban đầu bằng các thiết bị phù hợp.
Có thể ban quan tâm: Nguyên nhân gây nên hậu sản mòn và một số điều mẹ cần lưu ý
7Biện pháp phòng tránh sa tử cung sau sinh
Để phòng tránh sa thành tử cung sau sinh, các mẹ bỉm cần thực hiện những cách sau:
- Sau sinh mẹ bỉm nên dành thời gian nghỉ ngơi và không làm việc hay lao động quá sức.
- Đi lại và vận động nhẹ nhàng để phục hồi sức khỏe, ngăn ngừa táo bón để tránh áp lực lên vùng chậu.
- Mẹ sau sinh nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý các loại rau không ăn sau khi sinh để tránh tình trạng mất sữa.
- Nên giữ ấm cho cơ thể để ngăn ngừa ho, cảm lạnh gây áp lực lên vùng chậu dẫn đến sa tử cung.
- Đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện kịp thời tình trạng sa tử cung và điều trị sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Bị trĩ sau sinh mẹ bỉm nên làm gì? 3 Cách điều trị hiệu quả
8Giải đáp một số thắc mắc liên quan
8.1. Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?
Việc đứng quá lâu, đi lại hay lao động nặng với cường độ cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sa tử cung sau sinh. Đặc biết là khi mẹ chưa hồi phục hoàn toàn sau sinh và các cấu trúc giải phẫu chưa trở về vị trí cũ.
Như vậy, sau sinh đi lại nhiều có thể làm tăng nguy cơ sa tử cung và làm cho tình trạng này trở nên tệ hơn do áp lực lên ổ bụng lớn.
8.2. Sa tử cung có thể tự khỏi không?
Sa thành tử cung sau sinh không thể tự khỏi mà đòi hỏi phải áp dụng các phương pháp điều trị cụ thể như đã đề cập.
Bài viết trên AVAKids đã chia sẻ đến các mẹ bỉm những thông tin hữu ích về sa tử cung sau sinh. Hy vong qua đây, các mẹ có thể biết cách chăm sóc bản thân để không gặp phải căn bệnh này. Lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa.
Hà Trang tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm