Tại sao mẹ bầu thường hay quên?

Đóng góp bởi: Võ Thị Ngọc Hà
Cập nhật 19/06
700 lượt xem

Khi mang thai phụ nữ hay gặp các vấn đề về trí nhớ và hay quên là một tình trạng khá phổ biến gặp phải trong thai kỳ. Các nhà nghiên cứu cho rằng mẹ bầu hay quên có thể liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố, thiếu ngủ, căng thẳng, hoặc những thay đổi của não bộ. Vậy tại sao mẹ bầu thường hay quên và những cách cải thiện tình trạng trên sẽ được AVAKids gợi ý, mẹ bầu tham khảo nhé!

Phụ nữ mang thai hay gặp các vấn đề về trí nhớ

Phụ nữ mang thai hay gặp các vấn đề về trí nhớ

1Tình trạng hay quên ở mẹ bầu

Tình trạng hay quên hoặc triệu chứng sương mù não có thể gặp phải khi phụ nữ trong thời kỳ mang thai và đôi khi là sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm:

  • Vấn đề về trí nhớ
  • Hay quên
  • Kém tập trung
  • Lơ đễnh
  • Vụng về
  • Mất phương hướng
  • Khó đọc
  • Khó nhớ lại các từ và những tên gọi
Có thể bạn quan tâm: Những triệu chứng kỳ lạ trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý

2Hay quên ở mẹ bầu bắt đầu khi nào?

Không có sự thống nhất trong những nghiên cứu về thời điểm bắt đầu của chứng hay quên ở mẹ bầu. Ảnh: freepik

Không có sự thống nhất trong những nghiên cứu về thời điểm bắt đầu của chứng hay quên ở mẹ bầu. Ảnh: freepik

Không có sự thống nhất trong những nghiên cứu khoa học về thời điểm bắt đầu xảy ra chứng hay quên ở mẹ bầu. Theo những nghiên cứu và thực tế từ các bà mẹ cho thấy não bộ hoạt động kém nhất trong tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khách cho rằng việc hay quên và các vấn đề nhận thức khác có thể bắt đầu ngay từ ba tháng đầu của thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia giải đáp: Mẹ bầu hay đau đầu, chóng mặt và choáng váng nên làm gì?

3Nguyên nhân

Một số nghiên cứu cho thấy rằng có đến 81% phụ nữ mang thai nói họ bị suy giảm trí nhớ, gặp các vấn đề về sự tập trung và chức năng nhận thức kém hơn đáng kể so với những người không mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Vào năm 2018, kết quả của một phân tích về 20 bài nghiên cứu chứng hay quên của mẹ bầu cho thấy: khi thực hiện các bài kiểm tra liên quan đến trí nhớ và chức năng điều hành (là chức năng nhận thức liên quan đến tổ chức nhiệm vụ, ghi nhớ chi tiết, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề) thì mẹ bầu có kết quả kém hơn so với phụ nữ không mang thai.

Nguyên nhân của chứng sương mù não khi mang thai vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một số giả thuyết như sau:

Nội tiết tố

Khi mang thai, một lượng lớn các hoocmon trong cơ thể biến động, điều này gây ra những thay đổi sinh lý lớn và cũng có thể ảnh hưởng đến não bộ.

Khó ngủ

Mẹ bầu thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến nhận thức và trí nhớ

Mẹ bầu thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến nhận thức và trí nhớ

Hơn một nửa mẹ bầu cho biết họ bị mất ngủ và gặp các vấn đề về giấc ngủ. Thiếu ngủ liên tục đã được chứng minh là ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức và trí nhớ.

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ cách loại bỏ chứng mất ngủ khi mang thai

Căng thẳng và lo lắng

Mẹ bầu có thể bị phân tâm, lo lắng hoặc phấn khích về sự mới mẻ chuẩn bị xảy ra và những thay đổi lớn trong cuộc sống trước và sau sinh con, điều này cũng có thể cản trở khả năng tập trung và ghi nhớ.

Thay đổi cấu trúc não

Một số nghiên cứu nhỏ cho rằng phụ nữ trải qua những thay đổi cấu trúc não khi mang thai. Những thay đổi này có thể kéo dài ít nhất sáu năm sau khi sinh con.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng cơ thể người mẹ đang loại bỏ các mạng lưới thần kinh không cần thiết, để làm cho não bộ hoạt động hiệu quả hơn và chuyên biệt hơn cho việc làm mẹ, điều này có thể giúp người mẹ gắn kết với con. Các nhà nghiên cứu suy đoán thêm rằng những thay đổi trong cấu trúc não có thể liên quan đến trí nhớ bị suy giảm ở người mẹ.

Không có những nghiên cứu rõ ràng nào cho rằng chứng hay quên ở mẹ bầu tồn tại hay sẽ ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ đang mang thai. Phụ nữ mang thai thường hay quên nhưng có thể kiểm soát được. Và việc gặp vấn đề về trí não khi mang thai không có nghĩa là mẹ bầu không còn minh mẫn.
 

Có thể bạn quan tâm: Lý do phổ biến dẫn đến tình trạng thay đổi thị lực sau khi mang thai

4Cách cải thiện chứng hay quên khi mang thai

Đặt những báo thức thông báo cũng là cách để mẹ bầu kiểm soát việc hay quên. Ảnh: freepik

Đặt những báo thức thông báo cũng là cách để mẹ bầu kiểm soát việc hay quên. Ảnh: freepik

Mẹ bầu có thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong cuộc sống để kiểm soát việc hay quên khi mang thai. Hãy thử các cách sau để giúp mẹ bầu cải thiện triệu chứng sương mù não và hay quên khi mang thai:

Tuân theo một lịch trình mỗi ngày

Mẹ bầu nên sử dụng ứng dụng lịch trình trên điện thoại hoặc mang theo một bảng kế hoạch nhỏ bên mình.

Đặt những vật quan trọng ở cùng một nơi riêng

Cất những thứ mẹ bầu thường sử dụng như chìa khóa, ví tiền… ở cùng một nơi. Mẹ bầu cũng có thể đầu tư vào một số công cụ theo dõi công nghệ cao cho chìa khóa hay những thứ quan trọng để dễ tìm kiếm.

Đặt báo thức thông báo

Lên lịch và đặt báo thức thông báo trên máy tính hoặc điện thoại nhằm giúp mẹ bầu tránh bị lỡ các cuộc họp hoặc nhiệm vụ quan trọng.

Chụp ảnh nhanh

Nếu mẹ bầu đỗ xe ở một nơi đông đúc, hãy chụp ảnh vị trí đó bằng điện thoại. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng ảnh để lưu các ghi chú trực quan về những thứ như nội dung trình bày tại cuộc họp, tờ rơi sự kiện, danh thiếp và các bài báo trên tạp chí.

Sử dụng một ứng dụng ghi chú

Mẹ bầu có thể sử dụng một ứng dụng trên điện thoại để theo dõi các thông tin quan trọng.

Liên tưởng để dễ ghi nhớ

Khi mẹ bầu mới gặp một người, hãy liên tưởng đến một điều gì đó để giúp ghi nhớ tên họ. Ví dụ: nếu gặp ai đó tên Hồng, hãy tưởng tượng cô ấy đang cầm một bó hoa hồng đỏ.

Mang theo một quyển sổ tay

Ghi lại mọi thứ vào một quyển sổ nhỏ là cách nhắc nhở tốt cho mẹ bầu

Ghi lại mọi thứ vào một quyển sổ nhỏ là cách nhắc nhở tốt cho mẹ bầu

Mẹ bầu hãy ghi lại mọi thứ vào một quyển sổ nhỏ. Điều đó không cần phải quá cầu kỳ, chỉ cần ghi chú mọi thứ ở một nơi sẽ là cách nhắc nhở tốt cho mẹ bầu.

Cố gắng ngủ ngon

Mẹ bầu có thể khó ngủ ngon khi mang thai, nhưng ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện trí nhớ, giúp tinh thần tỉnh táo.

Tập thể dục

Tập thể dục giúp mẹ bầu cải thiện trí nhớ, ngủ ngon, tăng cường sự tỉnh táo. Ảnh: freepik

Tập thể dục giúp mẹ bầu cải thiện trí nhớ, ngủ ngon, tăng cường sự tỉnh táo. Ảnh: freepik

Tập thể dục thường xuyên, ở mức độ cho phép không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ mà còn có thể cải thiện trí nhớ và giúp mẹ bầu ngủ ngon, tăng cường sự tỉnh táo.

Yêu cầu giúp đỡ

Mẹ bầu có thể yêu cầu gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ các công việc nhà, việc vặt... Lượng công việc ít hơn sẽ khiến mẹ bầu giảm bớt căng thẳng và cải thiện được khả năng ghi nhớ mọi thứ.

Đơn giản hóa

Mẹ bầu hãy tạm dừng làm việc đa nhiệm và chỉ ưu tiên những gì cần thiết, tiết kiệm sức lực cho những việc thực sự quan trọng.

Xem thêm:

Hay quên khi mang thai là bình thường, tuy nhiên, nếu mẹ bầu đang gặp nhiều khó khăn trong việc suy nghĩ, tập trung, thường thấy buồn bã hoặc mất hứng thú với những thứ thường yêu thích, mẹ bầu có thể đang mắc phải trầm cảm khi mang thai. Bất cứ lúc nào mẹ bầu cảm thấy buồn bã hoặc choáng ngợp bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để nhận được sự trợ giúp cần thiết. Các mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm sữa bầu để bổ sung thêm chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé, bạn có thể mua trực tiếp tại hệ thống cửa hàng AVAKids, hoặc mua hàng thông qua website avakids.com

Ngọc Hà tổng hợp từ Babycenter

1. Diederich K et al. 2017. Effects of different exercise strategies and intensities on memory performance and neurogenesis. Frontiers in Behavioral Neuroscience 11:47. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5352691/

2. Hoekzema E et al. 2017. Pregnancy leads to long-lasting changes in human brain structure. Nature Neuroscience 20(2):287-296. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27991897

3. Pawluski JL et al. 2016. Neuroplasticity in the maternal hippocampus: Relation to cognition and effects of repeated stress. Hormones and Behavior 77:86-97. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0018506X15001105

4. National Institutes of Health. 2021. Choline. https://ods.od.nih.gov/factsheets/Choline-HealthProfessional/

5. Caudill MA, et al. 2018. Maternal choline supplementation during the third trimester of pregnancy improves infant information processing speed: a randomized, double-blind, controlled feeding study. FASEB 2172-2180. https://faseb.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1096/fj.201700692RR

6. Martinez-Garcia M, et al. 2021. Do Pregnancy-Induced Brain Changes Reverse? The Brain of a Mother Six Years after Parturition. Brain Sciences 11(2):168. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33525512/

7. Barda G, et al. 2021. The effect of pregnancy on maternal cognition. Scientific Reports 11, 12187. https://www.nature.com/articles/s41598-021-91504-9

8. Mayo Clinic. 2020. Does "baby brain" really exist? https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/baby-brain/faq-20057896

9. Davies SJ, et al. 2018. Cognitive impairment during pregnancy: a meta-analysis. Medical Journal of Australia 208: 35-40. https://www.mja.com.au/system/files/issues/208_01/10.5694mja17.00131.pdf

10. Merriam-Webster. n.d. Executive Function. https://www.merriam-webster.com/dictionary/executive%20function

11. Mantua J, et al. 2019. Sleep duration and cognition: is there an ideal amount? Sleep Volume 42, Issue 3, March 2019, zsz010 https://academic.oup.com/sleep/article/42/3/zsz010/5288680

12. Silvestri R, et al. 2019. Sleep disorders in pregnancy. Sleep Science 12(3): 232–239. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6932848/

13. Lukasik KM, et al. 2019. The Relationship of Anxiety and Stress With Working Memory Performance in a Large Non-depressed Sample. Frontiers in Psychology 10:4. https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyg.2019.00004/full

14. Korsmo HW. 2019. Choline: Exploring the Growing Science on Its Benefits for Moms and Babies. Nutrients 11(8), 1823. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6722688/

15. Mayo Clinic. 2020. Memory Loss: When to Seek Help. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/alzheimers-disease/in-depth/memory-loss/art-20046326

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi