Calo rỗng là từ dùng để chỉ những thực phẩm và đồ uống có lượng calo cao nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng lại thấp. Thực tế, chúng ta thường sẽ bắt gặp calo rỗng trong những loại thức ăn nhanh tuy nhiều năng lượng nhưng không chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần.
Thông qua bảng thành phần dinh dưỡng của các loại thực phẩm, chúng ta có thể biết được liệu đó có phải là thực phẩm chứa calo rỗng hay không. Thông thường, kiểu thực phẩm này có rất nhiều đường hoặc chất béo nhưng lại thiếu đi các vitamin và khoáng chất quan trọng.
Cơ thể nạp quá nhiều calo từ đường như nước ngọt, soda sẽ dẫn đến tình trạng thừa calo. Vì vậy, bạn nên hạn chế các loại nước chứa đường trên và chú ý các loại thực phẩm có chất tạo ngọt dưới đây:
Hạn chế thức uống từ đường như nước ngọt, soda
Những thực phẩm nhiều dầu, mỡ chứa thành phần vitamin, axit béo quan trọng cho cơ thể như omega 3 và chất béo. Tuy nhiên, đây cũng là thủ phạm chứa calo rỗng khiến bạn phải chú ý khi sử dụng:
Thức ăn nhanh chứa nhiều calo rỗng
Các thực phẩm chế biến sẵn thường có mùi vị tuyệt vời nhờ chứa nhiều gia vị nhưng chúng không thể cung cấp những dưỡng chất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Những thực phẩm chứa calo rỗng ngoài việc không cung cấp được giá trị dinh dưỡng còn tạo ra lượng calo dư thừa.
Đa số các loại thực phẩm đều có bảng thông tin dinh dưỡng về đường (sugars), đường bổ sung (added sugars), chất béo, chất khoáng,... Bởi vậy, để xác định được loại thực phẩm nào là loại chứa calo rỗng bạn cần đọc nhãn dinh dưỡng để nắm bắt thông tin.
Đọc nhãn dinh dưỡng để nắm bắt thông tin
Để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng khoẻ mạnh, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người chỉ nên nạp khoảng 30% lượng calo hàng ngày từ chất béo và không tiêu thụ quá sáu muỗng cà phê đường bổ sung. Các thực phẩm lành mạnh, giá trị dinh dưỡng cao bao gồm:
Lốc 6 hũ dinh dưỡng ăn dặm cháo sữa Hoff vị phô mai, yến mạch 55g
Lốc 4 hộp sữa chua có đường TH true YOGURT 100g
Hàm lượng calo rỗng được nạp cơ thể hàng ngày sẽ tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của mỗi người. Điển hình như đối với nam giới, lượng calo rỗng nên dưới 12 - 14% tổng năng lượng nạp vào và khoảng 13% đối với phụ nữ.
Liều lượng calo rỗng trên hoàn toàn phù hợp với hàm lượng đường và chất béo bão hòa bổ sung của FDA. Lượng đường không nên quá 50g/ngày, chiếm dưới 10% tổng năng lượng nạp vào và chất béo bão hòa nên ít hơn hoặc bằng 20g/ngày, chiếm dưới 10% tổng lượng calo nạp vào.
Hàm lượng calo rỗng tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của mỗi người
Đường và chất béo xuất hiện nhiều trong các thực phẩm chứa calo rỗng. Hai thành phần này làm tăng cảm giác thèm ăn và khiến bạn ăn muốn ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, khi cơ thể nạp quá nhiều calo rỗng sẽ không thể kiểm soát được cân nặng và dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất mới đảm bảo được sức khỏe tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh và hệ tiêu hóa vững vàng. Nếu trong thời gian dài cơ thể nạp quá nhiều calo rỗng sẽ bị thiếu hụt chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất,... và gây ra suy nhược, kém tập trung, sức đề kháng suy giảm.
Khi cơ thể nạp quá nhiều calo rỗng sẽ mất kiểm soát cân nặng
Ăn nhiều thức ăn chứa calo rỗng sẽ gây ra những tác hại không tốt cho cơ thể. Theo đó, cơ thể sẽ dễ tăng cân nhưng lại bị suy dinh dưỡng do thiếu nhiều chất quan trọng như chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất,... Sau đây là một vài cách giúp bạn hạn chế thức ăn chứa calo rỗng:
Yến mạch nguyên chất cán vỡ vị truyền thống Quaker 420g (dành cho bé từ 3 tuổi)
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu được calo rỗng là gì và các thực phẩm chứa nhiều calo rỗng. Nếu có bất kì thắc mắc nào bạn có thể liên hệ tổng đài 1900.866.874 (8:00 - 21:30) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!