Trầm cảm sau sinh là căn bệnh phổ biến trong thời kỳ hiện nay. Một số dấu hiệu trầm cảm sau sinh rõ rệt như sau:
Trầm cảm sau sinh chia thành các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Ở mức độ nặng nhất có thể phát triển thành các hành vi gây tổn hại cho bản thân người mẹ và con.
Theo nhận định của các chuyên gia tâm lý, sau khi sinh thường có những sự thay đổi về nội tiết dẫn đến các cảm giác mệt mỏi. Các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh ban đầu không được chú ý, chỉ khi xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng thì người ta mới tìm cách khắc phục.
Trầm cảm sau sinh là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn
Bệnh trầm cảm sau sinh khó phát hiện ở thời điểm ban đầu. Hầu hết bệnh nhân bị trầm cảm sau sinh được phát hiện khi có những hành động dại dột làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và của con mình.
Nhận biết sớm các dấu hiệu ban đầu của trầm cảm sau sinh sẽ giúp bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Các triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm sau khi sinh như sau:
Cơ thể bị suy nhược
Hầu hết các mẹ sau sinh rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh với các biểu hiện như khóc lóc cả ngày và có cảm giác bị bỏ rơi. Cảm giác này kéo dài sẽ khiến cơ thể mẹ rơi vào trạng thái bị suy nhược. Đây là dấu hiệu đầu tiên báo động căn bệnh trầm cảm sau sinh.
Cơ thể bị đau mà không rõ nguyên nhân
Nhiều mẹ sẽ cảm thấy cơ thể đau nhức dữ dội ở các vùng như cổ và đầu, lưng, ngực nhưng khi khám thì không tìm ra nguyên nhân chính xác. Đây là một biểu hiện điển hình khi mẹ bị trầm cảm sau sinh.
Tâm lý của mẹ thường ở trong trạng thái hoảng hốt
Một trong những dấu hiệu phổ biến của trầm cảm sau sinh là tâm lý dễ gặp trạng thái hoảng hốt với những điều xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và một khi đã hoảng hốt thì rất khó để có thể bình tâm trở lại. Cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này là hạn chế cho người bệnh biết những thông tin tiêu cực.
Trầm cảm sau sinh khiến mẹ lo âu kéo dài
Căng thẳng, lo âu sau sinh kéo dài là những dấu hiệu điển hình của trầm cảm sau sinh. Trạng thái căng thẳng bởi bệnh trầm cảm sau sinh không thể điều trị bằng thuốc an thần.
Mẹ sau sinh luôn xuất hiện cảm giác ám ảnh
Những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể bị ám ảnh về một sự kiện nào đó trong cuộc sống. Những nỗi ám ảnh có thể đi kèm với các cảm giác tiêu cực, tội lỗi mà không có nguyên nhân. Ở tình huống này, mẹ nên trao đổi với gia đình và bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến bản thân và con.
Mẹ thường xuyên bị mất tập trung
Mất tập trung, trí nhớ kém, làm trước quên sau là những biểu hiện của trầm cảm sau sinh ở dạng nhẹ và dễ bị phớt lờ. Mẹ sẽ cảm thấy trí nhớ của mình giảm đi đáng kể sau sinh.
Các giấc ngủ của mẹ bị rối loạn
Một dấu hiệu phổ biến của bệnh trầm cảm sau sinh là rất khó đi vào giấc ngủ và thường mất ngủ sau sinh. Mẹ có thể sẽ bị thức giấc vào giữa đêm hoặc thỉnh thoảng gặp ác mộng và khó quay trở lại giấc ngủ. Nếu gặp trường hợp này, bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì gia đình cần giúp mẹ chăm bé vào buổi tối.
Lãnh cảm trong tình dục
Mẹ bị trầm cảm sau sinh sẽ giảm đi ham muốn trong chuyện tình dục một thời gian dài. Do đó, việc quan hệ sau sinh là một điều cực kỳ khó khăn với các mẹ bị trầm cảm sau sinh. Tình trạng này chỉ có thể cải thiện khi mẹ đã được chữa lành khỏi trầm cảm sau sinh.
Ngoài ra, có một số dấu hiệu tâm lý thường gặp ở những người mẹ bị trầm cảm sau sinh như:
Để chữa trị cho mẹ sau sinh bị trầm cảm thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân đằng sau. Một số nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới bệnh trầm cảm sau sinh:
Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra ở bất cứ bà mẹ nào. Tuy nhiên, có một số đối tượng sau đây dễ mắc trầm cảm sau sinh nhất:
Mẹ từng có tiền sử bị trầm cảm dễ bị tái phát trầm cảm sau sinh
Không phải chỉ có mẹ mới bị trầm cảm sau khi sinh con mà người chồng cũng có thể bị trầm cảm sau sinh do chán nản, bất lực, kiệt sức bởi những áp lực, trách nhiệm và nghĩa vụ mới.
Tiến sĩ Ilan Shapiro - bác sĩ nhi khoa của Dịch vụ Y tế AltaMed ở California và là thành viên của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đồng ý rằng chứng trầm cảm sau sinh ở các ông bố là một điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, nam giới ít có xu hướng tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia để điều trị bệnh trầm cảm sau sinh mà thường giữ cảm xúc cho riêng mình. Vì sợ tỏ ra yếu đuối trước người khác.
Dù là cha hay mẹ thì đều có thể bị trầm cảm sau sinh. Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở nam giới sẽ bao gồm:
Khi người chồng mắc trầm cảm sau sinh, mẹ có thể hỗ trợ theo các cách sau:
Trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm sau sinh là căn bệnh nguy hiểm được cảnh báo cho cộng đồng. Từ kết quả của các cuộc nghiên cứu, trầm cảm sau sinh tại Việt Nam đang chiếm tỷ lệ khá cao.
Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Dưới đây là những nguy cơ có thể xảy ra khi người mẹ bị trầm cảm sau sinh.
Rủi ro đối với các chị em phụ nữ nếu mắc trầm cảm sau sinh
Đối với các em bé có mẹ bị trầm cảm sau sinh:
Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu là vấn đề được rất nhiều gia đình quan tâm.
Tới nay,chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra được chính xác trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu bởi bệnh lý này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bệnh có thể nặng hoặc nhẹ, khởi phát muộn hay sớm và có thể cần tới sự can thiệp của các chuyên gia hoặc tự khỏi.
Trên thực tế, thời gian kéo dài của trầm cảm sau sinh tối thiểu là 3 năm. Nguyên nhân là do mẹ chưa kịp quen với việc gia đình có thêm thành viên mới, chưa biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng con khiến cuộc sống bị đảo lộn, từ đó dễ gặp các vấn đề liên quan đến tâm lý.
Mặc dù vậy, nếu mẹ nhanh chóng thích ứng và có sự đồng hành, quan tâm chăm sóc của các thành viên trong gia đình, tình trạng của trầm cảm sau sinh sẽ giảm dần và tự khỏi.
Để hiểu rõ hơn vấn đề trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu, chúng ta cần tìm hiểu về các giai đoạn diễn biến của chứng bệnh này:
Đây là khoảng thời gian bệnh trầm cảm sau sinh diễn biến nhẹ nhất, dễ điều trị nhất và thường xuất hiện trong 3 tuần đầu sau sinh. Do mẹ cảm thấy cô đơn, quá mệt mỏi với việc chăm sóc con, từ đó chán ghét bản thân và em bé.
Nếu cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm, san sẻ từ người thân, nhất là người chồng, những cảm xúc này sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần tới sự can thiệp của y tế.
3 tuần đầu sau sinh mẹ rất dễ cảm thấy cô đơn và mệt mỏi với việc chăm con
Tại giai đoạn này, tình trạng bệnh trầm cảm sau sinh đã trở nên khó lường hơn sơ với giai đoạn 1. Mẹ luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi và không muốn làm bất cứ điều gì. Bên cạnh đó, các hormone Serotonin tạo cảm giác hạnh phúc ngày càng suy giảm khiến mẹ cảm thấy u uất, khó chịu với mọi người cũng như thế giới xung quanh.
Giai đoạn 2 của bệnh trầm cảm sau sinh thường kéo dài từ 4 - 6 tháng trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Đây là thời điểm bệnh trầm cảm sau sinh đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Lúc này các mẹ cảm thấy cuộc sống vô cùng khó khăn. Họ thường có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, luôn suy nghĩ đến việc tử tự và làm hại con mình.
Theo báo cáo, có tới 50% trường hợp trầm cảm sau sinh là do sự thiếu quan tâm, thông cảm và sẻ chia từ phía gia đình người bệnh.
Rất khó để khẳng định tình trạng trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu. Bởi vậy, khi thấy người mẹ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như ít nói, khóc nhiều, mệt mỏi quá độ, có suy nghĩ làm hại bản thân và con,... hãy nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Hiện tại có hai phương pháp để chẩn đoán trầm cảm sau sinh đó là dựa vào tiêu chuẩn của DSM-5 hay ICD-10. Dưới đây là các triệu chứng chẩn đoán bệnh trầm cảm theo từng tiêu chuẩn phổ biến:
Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm sau sinh theo DSM-5:
Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm sau sinh theo ICD-10:
Trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được điều trị sớm. Nếu mẹ thắc mắc bị trầm cảm sau sinh nên làm gì thì có thể tham khảo các cách sau đây:
Hướng điều trị trầm cảm sau sinh
Chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học sẽ được nói chuyện riêng với mẹ để giúp mẹ tháo gỡ các nút thắt tâm lý. Các bác sĩ sẽ lắng nghe các vấn đề về tâm lý của mẹ và từ đó đưa ra các giải pháp giúp mẹ cảm thấy tốt hơn.
Hai loại tư vấn điều trị trầm cảm sau sinh mang lại nhiều hiệu quả tích cực có thể kể đến là:
Mẹ bị trầm cảm nhẹ có thể được tư vấn điều trị. Trong những trường hợp nặng hơn, mẹ cần tư vấn kết hợp với sử dụng thuốc.
Dùng thuốc điều trị trầm cảm sau sinh là điều cần thiết trong trường hợp tư vấn tâm lý không thể giải quyết triệt để. Thuốc được các bác sĩ kê toa sẽ là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, việc dùng thuốc vẫn nên dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc điều trị trầm cảm sau sinh có thể kể đến như:
Đây là những loại thuốc thường được ưu tiên sử dụng. Đa số các SSRIs được cho là rất an toàn cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Vì SSRIs chỉ đi vào sửa mẹ với một nồng độ tương đối thấp.
Những loại thuốc có chứa SSRIs bao gồm:
Amoxapine, desipramine, amitriptyline, doxepin, nortriptyline, imipamine, trimipramine… Là những lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân không thể đáp ứng với các loại thuốc khác trong quá trình điều trị trầm cảm sau sinh.
Đây là những loại thuốc có thể mang đến hiệu quả tích cực cho mẹ bỉm. Tuy nhiên, không thể ngoại trừ khả năng khó dung nạp và các tác dụng phụ mà chúng mang lại. Chính vì vậy, hiếm có trường hợp bác sĩ chuyên môn kê toa cho người bệnh những loại thuốc này ngay từ lần đầu tiên điều trị trầm cảm sau sinh.
Mẹ chỉ được sử dụng thuốc điều trị trầm cảm khi có chỉ định của bác sĩ
Ngoài ra, tác dụng phụ của mỗi loại thuốc điều trị trầm cảm sau sinh trên mỗi đối tượng cũng có sự khác nhau. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào liều lượng dùng. Giả sử, mẹ bỉm sử dụng với liều lượng cao thì khả năng gặp tác dụng phụ cũng cao hơn.
Tuy nhiên, mẹ bỉm không nên quá lo lắng những tác dụng phụ này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Bởi vì, chúng có thể sẽ hết sau một khoảng thời gian ngắn.
Mẹ bỉm cần kiên trì sử dụng thuốc điều trị trầm cảm sau sinh ít nhất trong khoảng 6 tháng đến hơn 1 năm. Đồng thời, thực hiện tái khám đúng hẹn theo chỉ định của bác sĩ để nhận được sự cải thiện tốt nhất.
Những điểm tựa về mặt tinh thần như bạn bè, người thân, gia đình là điều không thể thiếu trong quá trình giúp mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh. Sự quan tâm từ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người mẹ khỏi bệnh.
Một trong những phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh đó chính là niềm tin của người mẹ. Mẹ cần lắng nghe cơ thể mình, dành thời gian để quan tâm cảm xúc của mình nhiều hơn, đồng thời bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh để có thể vượt qua trầm cảm. Mẹ phải tin tưởng vào bản thân để có thể vượt qua bệnh trầm cảm sau sinh.
Việc phòng bệnh trầm cảm sau sinh cần được thực hiện từ khi mang thai nhằm chuẩn bị sẵn tâm lý cho người mẹ. Các phương pháp này bao gồm:
Giai đoạn trước sinh:
Vào giai đoạn trước sinh, để phòng ngừa trầm cảm sau sinh, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Giai đoạn sau sinh:
Vào giai đoạn sau sinh, mẹ cần phòng ngừa trầm cảm sau sinh bằng những cách như sau:
Khám trầm cảm sau sinh ở đâu ? Ở thành phố Hồ Chí Minh có những địa chỉ khám trầm cảm sau sinh được đánh giá cao, mẹ bỉm có thể đặt lịch hẹn thăm khám mức độ trầm cảm sau sinh:
Ở Hà Nội có những địa chỉ khám trầm cảm sau sinh được nhiều người đánh giá cao, như sau:
Ở Đà Nẵng có những địa chỉ khám trầm cảm sau sinh được nhiều người đánh giá cao, như sau:
Chi phí khám trầm cảm sau sinh thường rơi vào khoảng 100.000 VNĐ - 300.000 VNĐ khi khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nếu làm thêm các bài test tâm lý, xét nghiệm, điện não đồ thì khoảng 300.000 VNĐ - 500.000 VNĐ tùy theo mức giá niêm yết của bệnh viện. Tiền thuốc (nếu có) phụ thuộc vào loại thuốc bác sĩ cho.
Tư vấn tâm lý thường tính theo phút. Tùy từng chuyên gia mà chi phí khác nhau, có thể dao động từ 100.000 - 800.000 VNĐ/giờ. Cũng có những chuyên gia có mức phí rất cao từ 1.500.000 - 5000.000 VNĐ/giờ. Các mẹ cần tư vấn nhiều buổi, theo lộ trình mới nhanh khỏe được.
Mỗi tình trạng bệnh, mỗi phương pháp, mỗi trung tâm lại có một mức giá khác nhau nên rất khó để có một con số chính xác về chi phí khám trầm cảm sau sinh. Mặc dù có thể sẽ tốn kém nhưng các mẹ cũng nên kiên trì điều trị. Việc không điều trị mà âm thầm chịu đựng có thể dẫn đến hệ quả không tốt.
Trầm cảm sau sinh có thể chữa được nếu phát hiện sớm. AVAKids hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho mẹ hiểu trầm cảm sau sinh là gì và cung cấp cho mẹ các thông tin hữu ích về nguyên nhân, cách trị trầm cảm cho phụ nữ sau sinh.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!