Trong những năm tháng đầu đời, trẻ có nhiều thay đổi và phát triển, điều này có thể ảnh hưởng tới thể chất của các bé. Do vậy, việc khám dinh dưỡng định kỳ là bước quan trọng trong hành trình nuôi con khoẻ, để bé được phát triển đồng đều.
Khám dinh dưỡng định kỳ cho bé nên được thực hiện vào các giai đoạn như 6 - 9 - 12 - 15 - 18 và 24 tháng tuổi để kịp thời phát hiện ra những vấn đề gây ra gián đoạn phát triển của trẻ. Sau khi trẻ đủ 24 tháng, thì việc khám dinh dưỡng định kỳ nên được diễn ra với tần suất 1 - 2 lần/năm cho đến khi trẻ 18 tuổi.
Khám dinh dưỡng cho bé nên thực hiện vào các giai đoạn như 6 - 9 - 12 - 15 - 18 và 24 tháng tuổi
Việc khám dinh dưỡng cho bé mang đến những lợi ích như:
Bên cạnh đó, bố mẹ cần kết hợp với chăm sóc dinh dưỡng và kiểm tra thính giác, thị lực định kỳ để trẻ được phát triển khỏe mạnh hơn.
Khi còn nhỏ trẻ thường có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Vì thế, việc tiêm phòng cho trẻ theo đúng lịch tiêm phòng mà các chuyên gia khuyến cáo có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật do vi khuẩn, virus gây ra.
Thông qua khám dinh dưỡng, bố mẹ có thể xác định được tình trạng sức khỏe và thể trạng của các bé từ đó có những phương pháp điều chỉnh phù hợp và hiệu quả nhất. Khám dinh dưỡng cho bé bao gồm:
Quy trình khám dinh dưỡng cho bé
Để quy trình khám dinh dưỡng cho bé diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, mẹ cần chuẩn bị ngay những điều này:
Nắm rõ tình trạng sức khỏe của bé
Mẹ cần ghi lại đầy đủ tình trạng sức khỏe của bé hiện tại, tình trạng tiêu hóa, những biểu hiện bệnh lý nếu có, cân nặng chiều cao của trẻ qua những giai đoạn, các loại thuốc bé đang dùng. Những điều này hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị chuẩn xác nhất.
Ghi nhớ chế độ ăn và sinh hoạt hiện tại của bé
Mẹ cần ghi lại chế độ dinh dưỡng của trẻ trong ít nhất 2 tuần trở lại. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt, vận động. Mẹ có thể ghi chú một số vấn đề cơ bản sau:
Đi khám dinh dưỡng cho bé, mẹ cần chuẩn bị gì?
Những câu hỏi liên quan đến dinh dưỡng cần hỏi bác sĩ
Trước khi đưa bé đi khám dinh dưỡng, các mẹ hãy ghi lại những thắc mắc cần bác sĩ tư vấn và nhờ bác sĩ giải đáp cặn kẽ từng vấn đề. Gợi ý một số câu hỏi để mẹ có thể hỏi các chuyên gia dinh dưỡng:
Hồ sơ khám bệnh và các loại giấy tờ liên quan
Khi đưa bé đi khám dinh dưỡng tại các cơ sở y tế, mẹ cần chuẩn bị sổ khám bệnh, bảo hiểm y tế (trường hợp trẻ sơ sinh chưa có cần chuẩn bị thêm giấy khai sinh cho bé).
Chi phí khám dinh dưỡng cơ bản
Những chi phí cơ bản là điều cần thiết khi mẹ quyết định dẫn bé đi khám dinh dưỡng. Chính vì vậy, tùy vào khả năng tài chính của mỗi gia đình mà mẹ có thể lựa chọn đưa bé đến những bệnh viện hay trung tâm y tế phù hợp.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như biếng ăn, sụt cân, tăng cân nhanh,... bố mẹ cần nhanh chóng đi khám dinh dưỡng cho bé. Trên đây là những thông tin về khám dinh dưỡng cho bé mà AVAKids muốn chia sẻ đến các mẹ. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Để có được những hướng dẫn cụ thể, ba mẹ cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín.
An Ninh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!