Vitamin D là một nhóm seco-sterol tan được trong chất béo, chia ra thành 2 dạng chính: Vitamin D2 (ergocalciferol) có trong một số loài thực vật, nấm và vitamin D3 (cholecalciferol) ở da động vật, da người.
Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc duy trì xương, răng phát triển. Ngoài ra, loại vitamin này còn đóng góp vào quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi, chất khoáng, điều hòa một số lượng gen giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nếu như tiếp thu lượng vitamin D vừa đủ, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng như ung thư, tiểu đường, nhiễm trùng,...
Có 5 dạng vitamin D từ vitamin D1, D2, D3, D4 và D5. Trong đó, 2 dạng là vitamin D2 và vitamin D3 có công dụng với sức khỏe con người. Chi tiết về 5 dạng vitamin D như sau:
Viên uống Avisure Hi-Cal hỗ trợ xương răng chắc khỏe 60 viên (từ 6 tuổi)
Siro Bestical hỗ trợ xương và răng chắc khỏe 120 ml (từ 4 tháng)
Độ tuổi | Nam | Nữ | Mang thai | Cho con bú |
14 - 18 tuổi | 600 IU (15mcg) | 600 IU (15mcg) | ||
19 - 50 tuổi | 600 IU (15mcg) | 600 IU (15mcg) | 600 IU (15mcg) | 600 IU (15mcg) |
51 - 70 tuổi | 600 IU (15mcg) | 600 IU (15mcg) | 600 IU (15mcg) | 600 IU (15mcg) |
> 70 tuổi | 800 IU (20mcg) | 800 IU (20mcg) |
Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ chỉ bú sữa mẹ cho đến 1 tuổi, lượng vitamin D cần bổ sung khoảng 400 UI/ngày, tùy vào thể trạng của mỗi trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ từ 1 - 18 tuổi, cần bổ sung vitamin D nhiều hơn, khoảng 600 UI/ ngày.
Bạn cần chú ý các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D để giúp người thân, bạn bè bổ sung lượng dinh dưỡng thích hợp, đầy đủ, hạn chế được tình trạng thiếu loại vitamin quan trọng này:
Một trong những Nguyên nhân trẻ thiếu vitamin D là do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì nhiều ba mẹ che chắn bé quá kỹ, thường xuyên bắt ở nhà, không cho ra ngoài hứng nắng, mặc quần áo che kín thì đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin D. Cùng theo đó là chế độ ăn chưa đủ vitamin và khoáng chất, mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, tuy nhiên nếu chỉ để trẻ hấp thu sữa mẹ thì vẫn chưa đủ lượng vitamin D cần thiết. Đối với trẻ đã ăn dặm những chế độ ăn có ít thực phẩm tăng cường vitamin cũng dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu vitaimin D sớm nhất là bé thường hay ra nhiều mồ hôi vào ban đêm cho dù là trời mát, khó ngủ, giật mình tỉnh giấc, rụng tóc vùng gáy.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu vitaimin D muộn là trẻ dễ bị sâu răng, men răng xấu, chậm mọc răng, bướu trán, bướu đỉnh, chậm biết đi và biết bò,... Nếu di chứng còi xương nặng sẽ có các biểu hiện như cong vẹo cột sống, chuỗi hạt sườn, chân cong.
Viên uống Healthy Care Kids Milk Calcium hỗ trợ xương và răng chắc khỏe 60 viên (từ 4 tháng)
Trẻ em có thể cung cấp vitamin D thông qua thực phẩm tự nhiên như dầu cá (cá mòi, cá thu, cá hồi), nội tạng, gan động vật, lòng đỏ trứng. Tuy nhiên ngoài thực phẩm, mẹ cũng có thể tăng cường vitamin D cho trẻ nhờ việc tắm nắng sáng sớm hoặc bằng thực phẩm chức năng. Mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng những cách sau đây:
Việc này giúp cung cấp 80% lượng vitamin D, nên cho trẻ tắm nắng trước 8 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều vì ánh nắng lúc này sẽ dịu nhẹ và ít gây ảnh hưởng đến da.
Ngoài ra, bạn nên cho trẻ tắm nắng trong thời gian từ 15 - 30 phút và chọn nơi kín gió để trẻ không bị bệnh. Vào mùa đông, bạn không nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng vì không khí lúc này thường lạnh, khiến trẻ dễ bị cảm.
Tăng cường hàm lượng vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng
Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin D: dầu cá, lòng đỏ trứng, ngũ cốc yến mạch, bột ăn dặm, sữa bột cho bé,... Vì vậy, bạn có thể bổ sung loại vitamin này cho bé thông qua các thực phẩm nói trên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về cách chế biến thức ăn để tránh làm biến đổi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Chúng ta có thể bổ sung vitamin D cho bản thân hoặc con yêu bằng các loại siro, viên uống chức năng. Các loại thuốc bổ sung vitamin D hiện nay chủ yếu có công dụng chữa bệnh còi xương, hỗ trợ phát triển xương, tăng cường hệ miễn dịch,...
Trẻ nhỏ cần được bổ sung vitamin D đều đặn ít nhất đến 6 tháng tuổi. Khi bước sang giai đoạn ăn dặm, trẻ có thể tiếp nhận thêm nguồn vitamin D từ thực phẩm như sữa tươi, sữa hạt, ngũ cốc, nấm, lòng đỏ trứng, gan, bơ, dầu cá, cá hồi, cá thu,… Lúc đó, bạn có thể cân nhắc giảm liều hoặc ngừng sử dụng vitamin D, tùy thuộc vào chế độ ăn và các yếu tố nguy cơ của trẻ.
Nếu trẻ hợp tác ăn uống, có thời gian vui chơi ngoài trời, không thừa cân, béo phì, không mắc các bệnh lý tiêu hóa, gan thận, nội tiết thì có thể dừng uống vitamin D. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn trẻ có đủ và cần bổ sung vitamin D tiếp hay không, phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu.
Ngộ độc vitamin D là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề. Trẻ bị ngộ độc vitamin D thường có các triệu chứng của tăng canxi máu như: ăn kém, giảm cân, đau bụng, nôn, táo bón, uống nhiều, tiểu nhiều, làm tổn thương chức năng thận trong nhiễm toan ống thận và suy thận. Hoặc trong trường hợp nặng có thể gây mất nước đe dọa tính mạng.
Trẻ bị ngộ độc thường có các triệu chứng như: ăn kém, giảm cân, đau bụng,...
Vitamin D cũng giống như các loại khoáng chất khác, nếu dùng Vitamin D với liều lượng vừa đủ, đáp ứng nhu cầu dưỡng chất của cơ thể sẽ giúp cơ thể trẻ nhỏ phát triển toàn diện, an toàn với cơ thể người. Tuy nhiên, nếu dùng Vitamin D quá liều sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là các đối tượng như trẻ em từ 9 tuổi trở lên, người lớn, phụ nữ có thai và đang cho con bú, nếu dùng hơn 4.000 IU Vitamin D mỗi ngày sẽ rất dễ gặp phải các tình trạng như: Buồn nôn, biếng ăn, nôn mửa, táo bón, sút cân, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về vitamin D và vai trò của vitamin D đối với trẻ nhỏ. Nếu bố mẹ còn thắc mắc về vấn đề gì hãy truy cập tại đây hoặc tổng đài 1900.865.874 (8:00 - 21:30) để được tư vấn và đặt mua nhé!
1. https://www.healthline.com/health/food-nutrition/benefits-vitamin-d
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vitamin_D
3. https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminD-HealthProfessional/
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!