Vào mùa hè, trẻ nhỏ thường dễ mắc phải các bệnh lý phổ biến cho đến những bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ:
Khi trẻ hoạt động quá lâu ở ngoài trời, các tia nắng sẽ chiếu vào trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể ở vùng cổ gáy, khiến cơ thể bị rối loạn gây ra tình trạng mất nước hay còn gọi là say nắng.
Với bệnh lý say nắng trẻ sẽ có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,... Lúc này thân nhiệt của trẻ khá cao, lên đến 39,5 độ C hoặc có thể cao hơn. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong, để lại di chứng thần kinh nặng nề.
Khi hoạt động ngoài trời đổ nhiều mồ hôi, trẻ thường có thói quen ngồi phòng điều hòa với công suất mạnh hoặc ngồi trước quạt. Điều này sẽ gây tình trạng khô chất nhầy bảo vệ đường hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập.
Vào mùa nắng nóng, thức ăn để ở nhiệt độ phòng thường rất dễ bị ôi thiu hoặc lên men. Khi trẻ ăn phải sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại tấn công và làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến trẻ biếng ăn.
Bệnh đường tiêu hóa rất hay gặp ở trẻ em vào mùa nắng nóng
Trời nắng nóng, tuyến mồ hôi sẽ hoạt động nhiều hơn để làm giảm nhiệt và thải độc tố. Do đó, các vùng như lưng, trán, dưới cổ, cánh tay, cổ chân, bẹn,... sẽ ẩm ướt hơn. Những vị trí này bị ẩm ướt, kết hợp với vi khuẩn sẽ gây nấm ngứa, mụn nhọt, sốt cao,...
Mùa hè là thời điểm mà vi khuẩn dễ sinh sôi và gây ra bệnh tay chân miệng. Bệnh này có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu bệnh diễn biến nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, phù phổi cấp, viêm cơ tim,...
Ngoài ra, còn một số các bệnh truyền nhiễm khác như: thủy đậu, sởi, sốt xuất huyết,... trẻ em cũng dễ mắc phải vào mùa hè. Nếu không điều trị sớm có thể để lại biến chứng về sau.
Với thời tiết nóng bức, ngoài các bệnh lý trên trẻ em còn rất dễ mắc phải các bệnh lý khác như: bệnh rôm sảy, viêm não Nhật Bản,...
Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ của chuyên gia về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
Để hạn chế được các căn bệnh vào mùa hè cho trẻ nhỏ thì ba mẹ cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Ba mẹ nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Vào mùa hè, ba mẹ có thể cho trẻ uống các loại nước ép trái cây hoặc ăn nhiều trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, không nên ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc các thức uống có ga,...
Ba mẹ cần cần bảo quản thức ăn đúng cách để không bị ôi thiu. Cũng như hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá nhân trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn.
Để trẻ không bị mắc các bệnh lý vào mùa hè, ba mẹ nên lau dọn nhà cửa sạch sẽ để mang đến môi trường trong lành và thông thoáng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần tạo thói quen cho trẻ ngủ màn để không bị muỗi hoặc côn trùng đốt sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
Ba mẹ nên tắm rửa cho trẻ hằng ngày để hạn chế tình trạng ngứa ngáy hay khó chịu. Tốt nhất nên thay quần áo mỗi khi trẻ ra mồ hôi quá nhiều. Nếu trẻ bị rôm sảy, không nên để trẻ gãi quá nhiều tránh làm tổn thương da, gây nhiễm trùng.
Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ khi đi chơi về
Hạn chế để trẻ đi chơi ở những nơi đông người để tránh bị lây nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt trong tình hình Covid-19 vẫn đang diễn ra. Không cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời vào các khung giờ nắng nóng gay gắt để tránh bị say nắng.
Để phòng tránh các bệnh lý ở trẻ nhỏ, tốt nhất ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tiêm ngừa đầy đủ bằng các loại vắc-xin. Điều này sẽ giúp bảo vệ cơ thể trẻ tốt nhất trong mùa nắng nóng.
Một số thói quen không tốt mà trẻ thường làm, khiến cho cơ thể dễ mắc bệnh vào mùa nắng nóng mà ba mẹ cần lưu ý để điều chỉnh cho trẻ như:
Có thể bạn quan tâm: Bé không chịu uống nước phải làm sao? Mách mẹ các cách giúp bé tự giác uống nước
Không nên cho trẻ tắm quá lâu
Vào mùa hè nắng nóng, trẻ rất dễ mắc các bệnh lý khác nhau. Do đó, ba mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu bất thường dưới đây để có cách xử lý kịp thời.
Xem thêm:
Bài viết trên AVAKids đã chia sẻ đến ba mẹ cách phòng bệnh mùa nắng nóng ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, ba mẹ có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt nhất.
Lưu ý các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để có được thông tin chính xác nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia.
Hà Trang tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!