Người bị đau dạ dày uống sữa đậu nành được không? Những lưu ý khi uống

Đóng góp bởi: Hà Thị Bích Lựu
Cập nhật 27/06
5679 lượt xem

Sữa đậu nành là một loại sữa hạt giàu dinh dưỡng, mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe và là lựa chọn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày uống sữa đậu nành được không? Hãy cùng AVAKids tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1Tìm hiểu về sữa đậu nành đối với sức khỏe

1.1 Lợi ích của sữa đậu nành

Sữa đậu nành có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: Protein, Canxi, Sắt, Magie, Photpho, chất xơ, chất béo bão hòa, các loại Vitamin,… Mang đến nguồn năng lượng dồi dào và hàng loạt lợi ích đối với sức khỏe như:

  • Điều hòa quá trình tiết Hormone trong cơ thể, ngăn ngừa lão hóa, giúp da đẹp tóc khỏe, cơ thể dẻo dai.
  • Hàm lượng Canxi dồi dào giúp phòng ngừa loãng xương.
  • Cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tim mạch.
  • Thành phần Genistein giúp ngừa một số bệnh ung thư như: cổ tử cung, vú, tuyến giáp,…
  • Giảm tích tụ mỡ vùng bụng, chống béo phì, kiểm soát cân nặng, giúp đẹp dáng.
  • Điều hòa tốt lượng Cholesterol trong máu, ngăn ngừa nguy cơ xơ cứng động mạch.
  • Thành phần Isoflavones giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu giai đoạn mãn kinh.

1.2 Đau dạ dày uống sữa đậu nành không?

Sữa đậu nành có tính hàn, hoạt lợi nên không phù hợp với người đang bị tỳ vị hư hàn. Vì vậy, người đau dạ dày khi uống sữa đậu nành sẽ làm khó hấp thu, gây hư thừa axit dạ dày dẫn đến chướng bụng, ợ hơi, đi ngoài,…

Sữa đậu nành có chứa Oxalat gây ảnh hưởng nhất định đến dạ dày, nhất là đối với những người bị đau dạ dày do viêm cấp và mãn tính. Đặc biệt, người bị tổn thương dạ dày khi sử dụng loại sữa hạt này có thể khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn, tình trạng viêm loét ngày một nghiêm trọng.

Sữa đậu nành cũng dễ làm cho những triệu chứng thận hư, di linh, tiểu đêm nhiều lần ở một số bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi đang bị đau dạ dày bạn không nên uống sữa đậu nành mà có thể thay thế bằng một số loại sữa khác như: sữa chua, sữa tươi, sữa hạt 137,…

2Lưu ý khi uống sữa đậu nành

2.1 Không nên uống quá nhiều

Đối với người lớn, không nên uống quá 500 ml sữa đậu nành mỗi lần. Việc quá nhiều có thể gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng có trong sữa không được hấp thu hết gây ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa.

2.2 Không uống khi đói

Không nên uống sữa đậu nành khi đói vì các Protein có trong sữa sẽ thay đổi thành nhiệt và được tiêu thụ trong cơ thể nên không thể phát huy tác dụng bổ dưỡng. Thay vào đó bạn có thể ăn kèm thêm một số loại thực phẩm chứa tinh bột để Protein trong sữa có thể phản ứng với dịch dạ dày, từ đó hấp thu hoàn toàn dưỡng chất.

2.3 Không uống khi chưa nấu chín

Sữa đậu nành chưa được nấu chín có chứa chất ức chế men Trypsin, Saponin và một vài chất không có lợi khác gây rối loạn chuyển hóa Protein, kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài, thậm chí là ngộ độc. Vì vậy, hãy uống sữa đậu nành được nấu chín hoàn toàn.

Uống sữa đậu nành được nấu chín hoàn toàn

Uống sữa đậu nành được nấu chín hoàn toàn

2.4 Không uống sữa khi được đựng trong bình giữ nhiệt

Không nên cho sữa đậu nành vào bình hoặc phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ấm. Bên cạnh đó, sau từ 3 đến 4 giờ kể từ lúc nấu, sữa đậu nành sẽ bị biến chất làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể. Vì vậy, không nên dùng sữa đậu nành sau khoảng thời gian này.

3Gợi ý thức uống tốt cho người bị đau dạ dày

3.1 Sữa chua

Sữa chua là thức uống chứa nhiều dinh dưỡng, rất hữu ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đau dạ dày. Nhờ có chứa hàm lượng Acid lactic dồi dào mà sữa chua có thể hỗ trợ cho hoạt động của đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp bổ sung lợi khuẩn, kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như các Vitamin và khoáng chất, Omega-3.

Ngoài ra, thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua đối với người đau dạ dày là sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ đồng hồ. Đồng thời không hâm nóng sữa chua hoặc ăn kèm với các loại thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp.

3.2 Trà hoa cúc

Trà hoa cúc không chỉ là thức uống tốt cho sức khỏe mà còn được xem như một liệu pháp hỗ trợ điều trị những cơn đau dạ dày nhẹ. Những tinh chất có trong trà sẽ giúp làm dịu đường tiêu hóa, giảm đau và chuột rút.

Không những thế, trà hoa cúc cũng rất tốt cho tinh thần, giúp đầu óc được thoải mái, thư giãn, hỗ trợ chăm sóc cho giấc ngủ tốt hơn. Vì vậy, thức uống này hiện đang được nhiều người ưa chuộng và sử dụng mỗi ngày.

Trà hoa cúc rất tốt cho người bị đau dạ dày

Trà hoa cúc rất tốt cho người bị đau dạ dày

3.3 Nước gừng mật ong

Gừng tươi kết hợp với mật ong là một giải pháp hiệu quả cho người bị đau dạ dày. Mật ong có tác dụng trung hòa axit dịch vị, kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Gừng có tác dụng giữ ấm, diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày và kích thích lưu thông máu tốt hơn. Từ đó, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.

3.4 Nước ép bạc hà

Người bị đau dạ dày kèm theo các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, ói mửa khi uống một ly nước ép bạc hà sẽ giúp cải thiện các triệu chứng này hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai một lá bạc hà rồi nuốt để hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày sau khi ăn.

Nước ép bạc giúp cải thiện các triệu chứng đau dạ dày

Nước ép bạc giúp cải thiện các triệu chứng đau dạ dày

Sữa đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày không nên uống sữa đậu nành mà hãy thay thế bằng sữa chua, sữa tươi, trà hoa cúc hoặc nước gừng mật ong. Truy cập website avakids.com hoặc liên hệ tổng đài 1900.866.874 (8:00 - 21:30) để mua các loại sữa hạt được ưa chuộng nhất hiện nay.

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi