Tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không? Cần lưu ý điều gì?

Đóng góp bởi: Hà Thị Bích Lựu
Cập nhật 29/07
2646 lượt xem

Sữa đậu nành là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa ít cholesterol và chất béo bão hòa nên rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vậy, tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không? Mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ hãy cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tìm hiểu ngay nhé!

1Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành

Sữa đậu nành là thức uống cho nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, nhiều mẹ thắc mắc “tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không?”. Trước khi đến với câu trả lời cho thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong sữa đậu nành nhé:

Trong 100g sữa đậu nành có chứa:

  • 54 Kcal calo.
  • 3,27g chất đạm.
  • 6,28g carb.
  • 1,75g chất béo.
  • 88.05g nước.
  • 25 mg canxi cho bà bầu.
  • 25 mg magie.
  • 0,128 mg đồng.
  • 118 mg kali.
  • 4,8g selen.
  • 0.223g mangan.
  • 51 mg natri.
  • 0.12g kẽm.
  • 52 mg phốt pho.
  • 23,6 mg choline.
  • Nhiều loại vitamin như: vitamin A, E, B1 – B6,…
Sữa đậu nành chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người sử dụng

Sữa đậu nành chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người sử dụng

Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không? Cách chọn sữa chua tốt cho mẹ bầu

2Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể uống sữa đậu nành do sữa đậu nành là thức uống giàu isoflavone có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Việc uống sữa đậu nành còn giúp giảm lượng cholesterol, lượng đường trong máu và cải thiện khả năng dung nạp glucose ở người mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, lượng calo trong sữa đậu nành khá thấp nên không khiến đường huyết ở mẹ bầu tăng đột ngột. Đồng thời, đây cũng là nguồn chất xơ dồi dào giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt, hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn.

Ngoài ra, protein và isoflavones trong sữa đậu nành còn giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể uống sữa đậu nành với liều lượng thích hợp khi đang mang thai.

Lốc 4 hộp sữa đậu nành tươi Vinamilk 180 ml (từ 4 tuổi)

Lốc 4 hộp sữa đậu nành tươi Vinamilk 180 ml (từ 4 tuổi)

Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc: Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?

3Lợi ích của sữa đậu nành đối với người mắc bệnh tiểu đường

Thắc mắc "tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không?" đã được giải đáp. Vậy, sữa đậu nành có mang lại lợi ích gì đối với người mắc chứng tiểu đường không? Dưới đây là công dụng của sữa đậu nành đối với người mắc bệnh tiểu đường:

Giảm lượng đường trong máu

Cellulose trong sữa đậu nành có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Đồng thời, tinh chất isoflavone trong sữa cũng giúp chăn chặn sự hấp thu đường vào máu, giữ cho đường huyết luôn ở mức ổn định.

Giảm nguy cơ biến chứng tim mạch

Hàm lượng protein dồi dào trong sữa đậu nành giúp giảm các nguy cơ biến chứng tim mạch ở người mắc chứng tiểu đường. Nếu tiêu thụ khoảng 20g protein trong sữa đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm đến 3% lượng cholesterol LDL.

Tuy nhiên, cần uống đến 8 cốc sữa đậu nành mỗi ngày để bổ sung 50g protein, lượng sữa này khá cao so với khuyến nghị hàng ngày nên không được khuyến khích uống đối với mẹ bầu.

Bổ sung nhiều dưỡng chất

Sữa đậu nành rất giàu dưỡng chất như protein, canxi, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Do đó, uống sữa đậu nành giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết và nâng cao sức đề kháng cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

Giảm mỡ máu

Vi chất trong sữa đậu nành có khả năng làm phân giải lượng mỡ thừa trong máu. Từ đó, làm giảm mỡ máu ở người bệnh tiểu đường.

Không những vậy, sữa đậu nành còn chứa nhiều chất xơ giúp làm giảm lượng cholesterol xấu. Từ đó, ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa mỡ máu, hạn chế mỡ máu tăng cao.

Không gây dị ứng lactose

Bệnh nhân tiểu đường khi uống sữa chứa lactose có thể bị dị ứng và làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, sữa đậu nành không chứa đường lactose nên được sử dụng như một chất thay thế nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

Phòng chống cao huyết áp

Cao huyết áp là một trong những biến chứng nguy hiểm ở người bị tiểu đường. Trong sữa đậu nành rất giàu natri, kali, magie có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và chứng xơ vữa động mạch. Từ đó, giảm tình trạng huyết áp cao ở mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường thai kỳ uống sữa bầu được không? 3 Loại sữa phù hợp với mẹ

4Một vài lưu ý khi uống sữa đậu nành đối với người tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ khi uống sữa đậu nành cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi:

  • Carbohydrate là chất có khả năng làm tăng lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, khi uống sữa đậu nành, mẹ bầu nên tham khảo chỉ số carbohydrate trên bao bì để chọn sản phẩm phù hợp.
  • Đun sôi sữa đậu nành trước khi uống để hạn chế tình trạng đau bụng, buồn nôn do men trypsin, saponin gây ra.
  • Nên uống sữa đậu nành trước bữa ăn để thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng từ sữa.
  • Không uống sữa đậu nành với trứng vì trong lòng trắng trứng chứa nhiều protein, khi gặp sữa đậu nành sẽ tạo kết tủa gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất ở mẹ bầu.
  • Không uống sữa đậu nành chung với thuốc vì sự kết hợp này có thể làm giảm tác dụng của thuốc cũng như phá hủy dưỡng chất cho trong sữa đậu nành.
  • Nên sử dụng sữa đậu nành không đường để tránh làm ảnh hưởng đến đường huyết.
Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc: Tiểu đường thai kỳ có được ăn socola không?
Không uống sữa đậu nành với trứng

Không uống sữa đậu nành với trứng

5Đôi lời từ AVAKids

Trên đây là toàn bộ những giải đáp thắc mắc “tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không?”. Hi vọng, những thông tin trên của AVAKids sẽ giúp mẹ bầu tiểu đường thai kỳ sở hữu thai kỳ khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc lựa chọn các sản phẩm sữa bầu phù hợp với người bị tiểu đường thai kỳ để có thể vừa bổ sung thêm dinh dưỡng vừa an toàn cho sức khỏe.

Tổng hợp bởi Bích Lựu

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi