Giỏ hàng

Đã thêm sản phẩm

Xem giỏ hàng

Sản phẩm Đồ chơi robot tương lai (xanh) VECTO T6088/BL chỉ mua tối đa số lượng 1, vui lòng kiểm tra giỏ hàng.

Hotline (7h30 - 22h00)
1900 866 874
Vũ Trụ
Bỉm Sữa
Quỹ Nụ Cười
Avakids
0

Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 1 tuần kèm theo định lượng

Đóng góp bởi:
Cập nhật 17/03
232 lượt xem

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là một vấn đề quan trọng quyết định rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, hãy cùng chuyên mục Thai Kỳ của AVAKids tham khảo bài viết dưới đây để xây dựng thực đơn khoa học, tốt cho cả mẹ và bé nhé!

1Nguyên tắc lên thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu đang bị tiểu đường thai kỳ cần đảm bảo nguyên tắc cân bằng giữa yếu tố đường huyết và dinh dưỡng. Trong đó, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý như:

  • Thực đơn mỗi ngày cần bổ sung đủ 5 nhóm dinh dưỡng: chất đạm, chất bột, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Không nên thay đổi số lượng thức ăn và các món trong thực đơn quá nhanh.
  • Không được bỏ bữa, không được để bụng đói hoặc quá đói.
  • Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tốt nhất nên 5 bữa/ngày.
  • Bữa sáng và bữa trưa nên bổ sung lượng thức ăn nhiều hơn so với bữa tối.
  • Trong lúc ăn nên ăn chậm, nhai kỹ.
  • Không chế biến thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt khi bị tiểu đường thai kỳ.
  • Thay vì ăn nhiều đồ xào nấu nhiều dầu mỡ thì nên ăn salad, rau luộc.

Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không? Hướng dẫn mẹ cách chọn sữa chua phù hợp

nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

2Hướng dẫn lên thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Thực đơn bữa sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu, giúp ổn định đường huyết cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Thời điểm lý tưởng: Nên dùng bữa sáng lúc 7 - 8 giờ, sau khi thức dậy khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

Chế độ dinh dưỡng

  • Protein là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ nên bổ sung ít nhất 29g protein/ngày từ các thực phẩm như ức gà, cá, trứng, các loại hạt,…
  • Chất béo giúp cung cấp calo và hỗ trợ hấp thu một số vitamin cho mẹ bầu. Lượng chất béo cần bổ sung dưới 40% tổng lượng calo/ngày. Một số loại thực phẩm cung cấp chất béo tốt như bơ đậu phộng, dầu thực vật,…
  • Chất xơ từ rau giúp no lâu và duy trì ổn định đường huyết. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 500-600g rau xanh cho cả ngày. Xà lách, bông cải xanh, súp lơ trắng,… là một số loại rau thích hợp cho bữa sáng.
  • Hạn chế lượng carbohydrate (carbs) để tránh làm tăng đường huyết buổi sáng. Chỉ nên bổ sung không quá 30g carbs. Bánh mì nguyên cám, bí ngô, khoai tây, ngũ cốc yến mạch, nho, táo, dưa hấu,… là một số thực phẩm có thể ăn vào bữa sáng. 

Thực đơn bữa trưa

Bữa trưa giúp nạp thêm năng lượng, không để lượng đường huyết bị giảm xuống quá thấp. Tuy nhiên, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên lưu ý chế độ ăn của mình để tránh tình trạng lượng đường tăng quá cao.

Thời điểm lý tưởng: Nên dùng bữa trưa lúc 12h – 12h30, tốt nhất hãy duy trì thời gian ăn cố định.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Nên ăn theo thứ tự, rau củ đầu tiên rồi đến protein, chất béo. Riêng carbs nên ăn cuối cùng để hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn và làm chậm quá trình chuyển hóa carbs. 
  • Ăn đồ ăn được hâm nóng lại góp phần làm giảm lượng đường trong máu do các carbs bị thay đổi cấu trúc khi được để nguội. 
  • Tốt nhất nên bổ sung 30g – 45g carbs, liều lượng khuyến cáo cho bữa ăn của mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ.
  • Một số thực phẩm có thể bổ sung vào bữa trưa: rau bina, cải thìa, cần tây, dưa chuột, các loại hạt, trứng, thịt bò, thịt gà, thịt heo, bánh mỳ, đậu hũ, mì ống nguyên cám,…

Chú ý: Bà bầu không nên ăn quá nhiều carbs. Trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường cần tránh kết hợp các thực phẩm chứa nhiều carbs với nhau, ví dụ:

  • Tránh ăn bánh mì với khoai tây chiên.
  • Không ăn trái cây, sữa chua, đồ ngọt sau bữa trưa.
  • Thận trọng khi ăn kết hợp bánh mì, bánh ngọt cùng với các thực phẩm carbs khác.
Lên thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Thực đơn buổi trưa cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Thực đơn bữa tối

Bữa tối cung cấp dinh dưỡng và giúp ổn định đường huyết nếu thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ được thiết kế phù hợp. 

Thời gian lý tưởng: Nên dùng bữa tối vào lúc 18h30 mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng

  • Mẹ bầu có thể ăn như bữa trưa và được khuyến cáo lượng carbs trong một khẩu phần ăn từ 30g – 45g carbs.
  • Theo nguyên tắc “đĩa thức ăn”, với đĩa thức ăn khoảng 25cm thì tỷ lệ lượng dinh dưỡng gồm có: ¼ Carbs, ¼ Protein, 2ml chất béo, ½ chất xơ (rau các loại).
  • Ưu tiên các phương pháp chế biến: hấp, luộc, nướng, hầm vì những cách này không yêu cầu nhiều chất béo, giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường thai kỳ có uống sữa bầu được không? 3 Loại sữa mẹ có thể dùng

Thực đơn bữa phụ

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chia ra nhiều bữa phụ, một ngày khoảng 2 - 3 bữa phụ.

Thời điểm lý tưởng: Nên dùng bữa phụ vào lúc 10h00 sáng, 15h30 chiều và 21h30 tối.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Trái cây: táo, bơ, kiwi, ổi, chuối, quả ô liu, dâu tây,…
  • Sữa chua ít đường hoặc không đường.
  • Các loại hạt: óc chó, hạt điều, đậu phộng, hạnh nhân,…
  • Sữa bầu cho người tiểu đường, bánh quy nguyên cám, bánh yến mạch không đường, bánh quy hạt chia,…

Mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ để đảm bảo cho thai nhi lượng dinh dưỡng phù hợp. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tham khảo về lượng chất dinh dưỡng theo bảng sau:

Giai đoạnNăng lượng (kcal)Chất đạm (g)Chất xơ (g)Chất béo (g)
3 tháng đầu2100612846.5 - 58.5
3 tháng giữa2300702852.5 - 64.5
3 tháng cuối2500912860 - 72

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 13 loại thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi mà mẹ không thể bỏ qua

3Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?

Thực phẩm nên bổ sung

Trong quá trình bị tiểu đường thai kỳ mẹ cũng cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển. Những thực phẩm các bà bầu nên bổ sung vào thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ như:

  • Thịt nạc, đậu hũ, cá, yaourt, các loại sữa tươi không đường và không béo.
  • Các thực phẩm ít tăng đường máu: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.

Thực phẩm nên hạn chế

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, mẹ bầu cũng nên giảm bớt một số thực phẩm có thể gây tăng đường huyết như:

  • Các loại bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,...
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn như: thịt nguội, đồ hộp, cháo,...
  • Các loại thực phẩm nhiều chất béo như: lòng đỏ trứng, nội tạng,...
  • Giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,...

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu có được uống trà sữa không? Những rủi ro gặp phải mà mẹ cần biết

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên có thực phẩm nào

Bà bầu cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

4Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cả tuần

Nếu các mẹ vẫn chưa hình dung được mỗi ngày cần ăn gì, thì những thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ sau đây sẽ giúp bạn có một số gợi ý cụ thể về thực phẩm có thể ăn theo từng ngày trong một tuần.

Ngày 1

Bữa ănMón ănĐịnh lượng
Bữa sángNgô1 trái
Trứng gà luộc2 quả
Salad rau bina1 đĩa vừa
Quả bơ1/3 quả
Bữa phụ sángBánh quy ngũ cốc không đường6 miếng
Chuối1/2 quả
Bữa trưaCơm gạo lứt1 bát
Ức gà nướng60g
Salad cà chua bi + dầu oliu1 đĩa
Bữa phụ chiềuHạt óc chó30g
Chuối1/2 quả
Bữa tốiỨc gà nướng60g
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt2 lát
Khoai lang nướng1/2 củ
Salad rau xà lách1 đĩa vừa
Bữa phụ tốiSữa không đường240ml

Ngày 2

Bữa ănMón ănĐịnh lượng
Bữa sángBánh mì ngũ cốc1 - 2 phần
Trứng luộc2 quả
Bữa phụ sángSữa chua không đường200g
Bột yến mạch60ml
Bữa trưaCơm gạo lứt1 bát
Bông cải xanh luộc1 đĩa vừa
Cá nướng1 miếng phi lê
Súp bí đỏ1 bát
Bữa phụ chiềuBánh ngô1 miếng
Táo nhỏ1 quả
Bữa tốiCơm gạo lứt1 bát
Tôm nướng100g
Canh rau nấu thịt nạc1 bát
Dâu tây3 quả
Bữa phụ tốiSữa chua không đường1 hộp
Bánh mì ngũ cốc1 lát

Ngày 3

Bữa ănMón ănĐịnh lượng
Bữa sángTrứng ốp la1 quả
Thanh long ruột đỏ1/3 quả
Bữa phụ sángTáo1/2 quả
Bơ đậu phộng1 thìa
Cà phê1 cốc
Bữa trưaCơm trắng1 bát
Canh rau mồng tơi nấu tôm1 bát
Thịt luộc50g
Bữa phụ chiềuSữa không đường240ml
Bánh mì nho1 lát
Bữa tốiCơm diêm mạch1 bát
Cá hồi áp chảo1 miếng phi lê
Canh kim chi1 bát
Ổi1 quả nhỏ
Bữa phụ tốiBơ đậu phộng2 thìa
Sữa không đường240ml

Ngày 4

Bữa ănMón ănĐịnh lượng
Bữa sángBột yến mạch nấu chính1 bát vừa
Thanh long1/3 quả
Hạt điều20g
Bữa phụ sángBánh mì nguyên cám2 lát
1/2 quả
Bữa trưaỨc gà nướng60g
Khoai lang luộc1 củ
Salad rau xà lách1 đĩa
Bữa phụ chiềuĐậu phộng30g
Kiwi1 quả
Bữa tốiCháo yến mạch nấu tôm1 bát
Ngô luộc1 trái
Salad rau bina1 đĩa
Bữa phụ tốiSữa không đường240ml

Ngày 5

Bữa ănMón ănĐịnh lượng
Bữa sángSinh tố trái cây1 quả chuối, 2 quả dâu tây, 150ml sữa hạnh nhân, 1 thìa hạt lanh, 1 thìa bơ
Bữa phụ sángSữa chua Hy Lạp200g
Chuối1/2 quả
Bữa trưaĐậu đen hấp1 bát
Sữa hạnh nhân200ml
Cá hồi nướng1 miếng phi lê
Bữa phụ chiềuBánh mì nguyên hạt2 lát
Bơ đậu phộng2 thìa
Bữa tốiMiếng nấu gà1 bát
Khoai lang1/2 củ
Salad ức gà1 đĩa
Bữa phụ tốiSữa chua hy lạp1 cốc
Chuối1/2 quả

Ngày 6

Bữa ănMón ănĐịnh lượng
Bữa sángBánh mì nguyên cám2 lát
Salad nấm và cà chua1 bát vừa
Bữa phụ sáng1/2 quả
Sữa ít béo240ml
Bữa trưaPhở bò gạo lứt1 bát
Bánh mì ngũ cốc2 - 3 lát
Thanh long ruột đỏ1/2 quả
Bữa phụ chiềuLê nướng quế1/2 quả
Sữa chua không đường1 hộp
Bữa tốiThịt nướng130g
Súp lơ xanh luộc1 đĩa
Khoai tây1 củ
Bữa phụ tốiSữa đậu nành nguyên chất240ml

Ngày 7

Bữa ănMón ănThực đơn
Bữa sángMì gà xào rau củ1/4 gà, 1/4 mì, 1/2 rau
Bữa phụ sángHạt điều20g
Bánh quy nguyên cám6 miếng
Bữa trưaCá ngừ90g
Salad trộn ngũ cốc nguyên hạt1 đĩa
Táo1/2 quả
Bữa phụ chiềuBánh quy hạt chia3 miếng
1/2 quả
Bữa tốiCơm1 bát
Đậu hũ170g
Salad rau trộn1 đĩa
Rau luộc1 đĩa
Bữa phụ tốiBột yến mạch trộn sữa chua không đường240ml

Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Nước dừa tốt cho sức khỏe nhưng mẹ phải chú ý

5Lưu ý khi sử dụng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của trẻ. Để giảm thiểu tối đa tác động của bệnh thì thai phụ nên lưu ý những yếu tố sau: 

  • Ít ăn đồ ngọt như bánh, kem, kẹo, đường,... để tránh đường huyết tăng quá cao.
  • Hạn chế đồ mặn và thực phẩm chế biến sẵn bao gồm: mì gói, thịt nguội, thịt hộp, cá hộp,… 
  • Không uống nước ngọt có gas, caffeine, đồ uống có cồn, chất kích thích,… do lượng đường cao gây ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Chia khoảng cách sao cho 2 giờ có 1 bữa ăn để đảm bảo đường huyết ổn định.
  • Ăn các chất theo hàm lượng khuyến nghị để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi và duy trì ổn định nồng độ đường trong máu của mẹ.
  • Bổ sung thêm canxi, vitamin, sắt, các khoáng chất khác theo ý kiến của bác sĩ để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Tập thể dục hay yoga cho bà bầu mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, duy trì đường huyết ổn định, giải phóng nguồn năng lượng dư thừa.
  • Thời gian luyện tập trung bình một ngày là khoảng 20 đến 40 phút.
  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể đi bộ, bơi, khiêu vũ, tập yoga, đạp xe trong nhà,… một cách nhẹ nhàng.

6Đôi lời từ AVAKids

Bài viết trên AVAKids đã chia sẻ thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chi tiết nhất. Hy vọng các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ và tập thể thao rất quan trọng.

Lưu ý các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế chế độ ăn phù hợp với bản thân.

Hà Trang tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Cám ơn bạn đã phản hồi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...