Khi thai nhi 1 tuần tuổi chưa có nhiều khác biệt diễn ra trong cơ thể mẹ, phải vài tuần sau đó phôi thai mới được hình thành và bắt đầu phát triển.
Ngày dự sinh của thai nhi thường là 40 tuần tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của mẹ bầu và một số trường hợp đặc biệt mà thai kỳ có thể kéo dài đến 42 tuần.
Mẹ có thể tính ngày dự sinh để lên kế hoạch chuẩn bị cho thai kỳ
Xem chi tiết: Tìm hiểu sự phát triển và chỉ số của thai nhi 40 tuần
Khi mang thai tuần 1, cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những dấu hiệu mang thai và sự thay đổi về cảm xúc như:
Mẹ có thể nhận biết thai nhi 1 tuần tuổi qua các dấu hiệu mang thai
Xem chi tiết: 11 điều cần tránh khi mang thai mẹ bầu không thể bỏ qua
Mẹ bầu nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên và khám thai định kỳ kể từ khi thai nhi 1 tuần tuổi để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Trong lần khám đầu tiên, hãy trao đổi với bác sĩ về các thông tin dưới đây:
Kể từ khi thai 1 tuần, mẹ bầu cần lên lịch khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe
Lo lắng khi mang thai tuần 1 là tình trạng khó tránh khỏi, vì vậy mẹ bầu cần kiểm soát cảm xúc, áp dụng các phương pháp thư giãn như: tập thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc,... để luôn giữ trạng thái tích cực nhất trong suốt thai kỳ.
Xem chi tiết: 5 sai lầm thường gặp nhất khi thai giáo 3 tháng đầu
Bổ sung vitamin, đặc biệt là 400 microgam axit folic mỗi ngày trong thời gian thai kỳ là việc quan trọng, giúp mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh. Axit folic có vai trò làm giảm nguy cơ sảy thai, dị tật tim bẩm sinh, tiểu đường thai kỳ và sinh non. Ngoài ra, mẹ cần tìm hiểu về những loại thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu để bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình.
Bổ sung dưỡng chất thông qua các loại cá tốt cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, mẹ cần biết và tránh tuyệt đối các loại cá bà bầu không nên ăn như cá kiếm, cá ngừ xanh, cá thu,.. Những loại cá này có chứa nhiều thủy ngân gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi.
Mẹ cần lưu ý một số loại hải sản tốt và không tốt cho thai nhi 1 tuần tuổi
Nếu đang sử dụng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn theo toa, kể cả khi sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc dị ứng cho bà bầu,... thì bà bầu cũng cần trao đổi trước với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe thai nhi.
Mẹ bầu cần từ bỏ các thói quen không lành mạnh, tránh tiếp xúc với các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe thai kỳ. Việc mẹ bầu sử dụng caffeine hoặc thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung và biến chứng thai kỳ.
Thai nhi 1 tuần tuổi chưa có tim thai, nhịp tim thai nhi thường sẽ xuất hiện ở tuần thứ 6 đến thứ 8 của thai kỳ và bắt đầu rõ hơn từ tuần thứ 11 trở đi.
Hình ảnh siêu âm thai nhi 1 tuần tuổi
Thai 1 tuần tuổi vẫn chưa xác định được rõ ràng về trọng lượng và kích thước. Thai nhi sẽ chính thức hình thành và phát triển ở một vài tuần sau đó.
Xem chi tiết: Tìm hiểu bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn WHO 2022
Mẹ bầu không nên siêu âm thai quá sớm vì giai đoạn thai nhi dưới 3 tuần tuổi vẫn chưa phát hiện được bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Đồng thời, siêu âm trong giai đoạn này cũng gây một số tác động xấu đến sự hình thành và phát triển của phôi thai.
Không nên siêu âm khi thai nhi 1 tuần tuổi
Trên thực tế, quan hệ khi có thai với tần suất phù hợp và nhẹ nhàng sẽ không ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu sức khỏe của mẹ tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ đánh giá là dễ bị sinh non, sảy thai thì mẹ cần hạn chế hoặc thậm chí là tránh việc quan hệ cho đến hết thai kỳ.
Hy vọng bài viết trên đây của AVAKids đã giúp các mẹ bầu hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi và những lưu ý cần thiết để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé!
Ngọc Nguyễn tổng hợp
Ngọc Hà kiểm duyệt
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!