Tại sao lịch khám thai 3 tháng cuối đặc biệt quan trọng?

Đóng góp bởi: Nguyễn Thị Hằng Nga
Cập nhật 27/09
1058 lượt xem

Lịch khám thai 3 tháng cuối rất quan trọng vì mẹ sắp chào đón bé yêu chào đời. Thời gian này mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để nhận biết được các dấu hiệu chuyển dạ, xử lý kịp thời các bất thường có thể xảy ra. Cùng chuyên mục Góc chuyên gia của AVAKids tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

1Mục đích của việc khám thai ở 3 tháng cuối

Khám thai định kỳ là một việc làm vô cùng quan trọng trong suốt quá trình mang thai đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ với một số lý do sau:

  • Mẹ bầu có thể nắm rõ được tình hình về sự phát triển của thai nhi và nhau thai, cùng những dấu hiệu bất thường nếu có.
  • Được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng cuối thai kỳnhững điều cần tránh để có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, bởi kết quả chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định.
  • Những mẹ bầu thường xuyên đi khám thai định kỳ sẽ có tỉ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần và tỷ lệ trẻ sinh ra đủ cân cao hơn. Do đó, mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối.
Lịch khám thai 3 tháng cuối đặc biệt quan trọng

Khám thai vào 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng

2Bà bầu tháng cuối có nên đi khám thường xuyên không?

Trong ba tháng tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh và có nhiều thay đổi về tâm sinh lý như: mệt mỏi nhiều và kiệt sức. Tuy nhiên, các mẹ bầu hãy cố gắng khám thai định kỳ để theo dõi và chăm sóc sức khỏe của bé và bản thân tốt nhất.

Đặc biệt, lịch khám thai 3 tháng cuối có khoảng cách giữa các lần khám khá gần nhau. Nhưng mẹ vẫn nên đi khám đầy đủ để bác sĩ có thể kiểm tra được tim thai thường xuyên hơn, đảm bảo thai nhi vẫn khỏe mạnh, không bị suy thai.

Ngoài ra, giai đoạn cuối thai kỳ này cũng khá nhạy cảm, nếu như gặp tình trạng ra huyết, ra nước âm đạo, đau bụng dưới, thai máy bất thường,... Mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và xử lý, tránh gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ cho mẹ kinh nghiệm và chi phí thăm khám tại Bệnh viện Hùng Vương

3Lịch khám thai 3 tháng cuối chi tiết nhất

Sau đây, mẹ hãy cùng AVAKids tìm hiểu chi tiết về lịch khám thai 3 tháng cuối nhé:

Tuần thứ 28 đến tuần thứ 32

Khám thai:

Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai, tiêm ngừa uốn ván để phòng ngừa bệnh uốn ván rốn cho thai nhi (tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng, mũi thứ 2 dự kiến trước ngày sinh 1 tháng).

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện và điều trị bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm trùng tiết niệu sinh dục nếu có.
  • Siêu âm thai: Kiểm tra ngôi thai và hướng dẫn mẹ cách xoay ngôi thai, xác định vị trí nhau thai bám và độ trưởng thành của bánh nhau, ước lượng cân nặng của thai nhi.
  • Siêu âm Doppler: Đánh giá được tình trạng sức khỏe của thai nhi thông qua Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa.

Tuần thứ 32 đến tuần thứ 36

Khám thai: 

Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ sinh non.

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện và điều trị bệnh lý tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu sinh dục nếu có.
  • Siêu âm thai: Kiểm tra ngôi thai và hướng dẫn mẹ cách xoay ngôi thai, xác định vị trí nhau thai bám và độ trưởng thành của bánh nhau, ước lượng cân nặng của thai nhi.
  • Xét nghiệm Non-Stress-Test (NST) nếu có chỉ định từ bác sĩ để kiểm tra sức khỏe thai nhi và kiểm tra xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.
Lịch khám thai 3 tháng cuối từ tuần thứ 32 đến tuần thứ 36

Lịch khám thai 3 tháng cuối từ tuần 32 đến 36

Tuần thứ 36 đến tuần thứ 39

Khám thai: 

Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu sắp sinh.

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện và điều trị bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm trùng tiết niệu sinh dục nếu có.
  • Siêu âm thai: Kiểm tra ngôi thai và hướng dẫn mẹ cách xoay ngôi thai, xác định vị trí nhau thai bám và độ trưởng thành của bánh nhau, ước lượng cân nặng của thai nhi.
  • Xét nghiệm Non-Stress-Test (NST) nếu có chỉ định từ bác sĩ để kiểm tra sức khỏe thai nhi và kiểm tra xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.

Sau tuần thứ 39

  • Kiểm tra để phát hiện dấu hiệu chuyển dạ.
  • Cân nhắc cho mẹ bầu sinh thường hay chỉ định mổ lấy thai.
  • Cân nhắc theo chờ chuyển dạ tự nhiên hoặc can thiệp với những thai quá ngày dự sinh.
  • Kiểm tra khung chậu của thai phụ bằng cách khám trong và chụp X-quang khung chậu.
  • Siêu âm màu khi thai nhi được 40 tuần trở lên để kiểm tra nước ối và tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn mẹ chi tiết quy trình khám thai Bệnh viện Từ Dũ không nên bỏ qua

4Những lưu ý trong 3 tháng cuối kỳ mà mẹ bầu cần biết

Các dấu hiệu bất thường

Ngoài việc tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối, mẹ bầu gặp phải tình trạng dưới đây thì nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Đau bụng, càng ngày càng đau hơn.
  • Đi tiểu sẽ có cảm giác đau hoặc rát.
  • Hay chóng mặt, xay xẩm
  • Thấy chảy máu ở vùng âm đạo.
  • Có dấu hiệu vỡ nước ối sớm.
  • Mẹ bầu tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Thai nhi ít đạp hoặc không cử động.

Chế độ ăn uống

Bên cạnh lịch khám thai 3 tháng cuối, mẹ cũng cần chú trọng đến dinh dưỡng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ và thể chất của bé. Những thực phẩm cần được bổ sung cho mẹ bầu gồm có:

  • Thực phẩm giàu protein có trong: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, sữa,… sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, ngừa xuất huyết, thiếu máu, sinh non.
  • Trứng: Có chứa nhiều choline duy trì chức năng của tế bào và hỗ trợ phát triển não bộ cho thai nhi.
  • Cá hồi: Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết cho cơ thể của mẹ và thai nhi như đạm, kali, vitamin D…
  • Những loại hạt như: hạnh nhân, điều, óc chó, hạt dẻ,... chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo tốt cho sức khỏe.
  • Trái cây: Bổ sung nhiều vitamin C tham gia vào quá trình sản sinh collagen.
  • Sữa: Cung cấp lượng canxi, giảm nguy cơ loãng xương sau sinh nên mẹ bầu không nên bỏ qua. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm sữa cho bà bầu từ thương hiệu uy tín như: sữa bầu Enfa, sữa bầu Wakodo, sữa bầu Similac,...
Lịch khám thai 3 tháng cuối sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ ăn

Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ sẽ được tư vấn chế độ ăn phù hợp

Một số điều cần kiêng cữ

Mẹ bầu cũng cần kiêng cử một số điều dưới đây để đảm bảo thai kỳ của mẹ và bé đều khỏe mạnh và an toàn:

  • Hạn chế quan hệ: Mẹ bầu nên hạn chế việc quan hệ khi có thai để tránh động thai, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
  • Không nên di chuyển xa: Việc đi chơi xa sẽ khiến cơ thể mẹ bị mệt mỏi, gây động thai dẫn đến sinh non.
  • Không nên tự lái xe: Khi có bầu cơ thể mẹ không được linh hoạt như bình thường, dễ mệt mỏi và chóng mặt nên rất nguy hiểm.
  • Không ăn mặn: Mẹ bầu nếu ăn mặn quá sẽ gây tăng huyết áp, tiền sản giật, gây phù nề tay chân, thai nhi bị rối loạn hấp thu dinh dưỡng.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt: Ăn quá nhiều đồ ngọt ở cuối thai kỳ có thể gây tiểu đường ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé.

Ngoài ra, mẹ bầu nên mặc quần lót màu sáng. Việc làm này sẽ giúp mẹ bầu có thể theo dõi được dịch tiết âm đạo, phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Tư thế nằm ngủ

Ngoài việc thường xuyên khám thai 3 tháng cuối, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến tư thế nằm ngủ. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, theo các chuyên gia, bác sĩ tư thế nằm chuẩn nhất cho mẹ là nằm nghiêng người về bên trái, chân trái duỗi thẳng, chân phải co lại.

Bên cạnh đó, mẹ cần tránh tư thế nằm sấp hoặc nằm ngửa, nghiêng người về bên phải quá nhiều. Để cảm thấy dễ chịu và thoải mái, mẹ bầu hãy sử dụng gối dành riêng cho bà bầu, mặc đồ ngủ rộng rãi và massage nhẹ nhàng cơ thể.

Cách vận động vào các tháng cuối

Vận động vào cuối thai sẽ mang đến nhiều lợi ích chi mẹ bầu và cả thai nhi. Một số bài tập an toàn doanh cho mẹ bầu như: đi bộ nhẹ nhàng, đi bơi, tập các tư thế yoga cho bà bầu cơ bản,...

Các mẹ bầu nên nhớ khởi động thật kỹ để không bị chuột rút. Ngoài ra, tùy vào thể trạng của mỗi người mà nên tập các bài tập khác nhau nên mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!

Lịch khám thai 3 tháng cuối sẽ được bác sĩ tư vấn về cách vận động

Lịch khám thai 3 tháng cuối bác sĩ sẽ nhắc mẹ vận động nhẹ nhàng

Thời gian nên tới bệnh viện

Trong cuối thai kỳ nếu mẹ bầu gặp phải những dấu hiệu sau thì cần lập tức đến ngay bệnh viện:

  • Vỡ nước ối.
  • Ra huyết ở âm đạo.
  • Đau bụng, tử cung bị gò cứng.
  • Dấu hiệu tiền sản giật như: hoa mắt, đau đầu,…
  • Thai nhi cử động ít hoặc không cử động.
  • Đến ngày dự sinh nhưng không chuyển dạ.
  • Khi tâm lý của mẹ bầu lo lắng và bất ổn.

Xem thêm:

Hy vọng với những chia sẻ về lịch khám thai 3 tháng cuối từ AVAKids, các mẹ có thêm kinh nghiệm để sẵn sàng chào đón bé ra đời. Lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hà Trang tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi